“Nguyên nhân xuất phát từ nhóm các NHTM có tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (tỷ lệ LDR) và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cao hơn mức dự kiến điều chỉnh Thông tư 36”, UBGS phân tích.
Cơ quan này cũng cho biết lãi suất huy động tăng đã đẩy lãi suất cho vay tăng nhẹ lên mức 9,3 - 11%/năm đối với các khoản vay trung và dài hạn. Một số NHTM nâng lãi suất cho vay dài hạn (từ 12 – 60 tháng) lên tới 11,5%. Đối với các lĩnh vực ưu tiên, mặt bằng lãi suất phổ biến ở mức 6% - 7%/năm đối với ngắn hạn và 9% - 10,5%/năm cho trung và dài hạn.
Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, trong tuần cuối tháng 4, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Trước thực tế đó, UBGS khuyến nghị NHNN xem xét lộ trình điều chỉnh Thông tư 36 và có giải pháp thích hợp cho các tổ chức tín dụng đang có tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn cao vượt mức dự kiến điều chỉnh.
“Trong bối cảnh đầu tư tư nhân đang gặp những khó khăn, cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ trong những tháng còn lại của năm 2016 để đảm bảo mục tiêu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP”, UBGS khuyến nghị.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.