Xét theo hưởng ứng đầu tiên của báo chí địa phương, các cơ sở sản xuất nông nghiệp ở châu Á chú ý đến sáng kiến thuê dài hạn đất đai của Nga để canh tác. Đây là một nhu cầu dựa trên thực tế thế giới đang có nguy cơ khan hiếm lương thực.
|
Một cánh đồng trồng ngũ cốc ở Nga. |
Giá lương thực trên thị trường thế giới đã tăng thêm 1/3 so với tháng 7 năm ngoái. Đây là số liệu trong bản báo cáo gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới. Trong năm qua, giá ngô đã tăng 84% và giá đường đã tăng thêm 62%. Hai loại thực phẩm này có mức tăng giá cao nhất. Các chuyên viên LHQ cho rằng, trong mấy chục năm tới, giá lương thực sẽ tiếp tục tăng lên.
Năm nay, tình hình trở nên trầm trọng hơn vì khối lượng sản phẩm nông nghiệp đã giảm đi cả ở Nhật Bản do thiên tai khủng khiếp và ở các nước Bắc Phi do các biến động chính trị. Còn ở các nước phương Tây thì khối lượng nông sản dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học đang tăng lên. Mỹ đã dùng 1/4 khối lượng ngũ cốc để sản xuất nhiên liệu sinh học, trong khi, lượng ngũ cốc này là đủ để cứu hơn 300 triệu người khỏi nạn đói.
Thế hệ tương lai phải có khối lượng lương thực nhiều gấp ba lần so với hiện nay. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao khối lượng thu hoạch trong khi chất lượng đất trồng trọt đang xấu đi và thiếu nước để tưới ruộng? Theo nhận định của giới chuyên gia, lối thoát là sử dụng công nghệ mới và các loại cây nông nghiệp chịu đựng được thiên tai và nhất định phải mở rộng diện tích đất canh tác.
Nước Nga với 1/10 diện tích đất canh tác trên thế giới và 1/4 dự trữ nước ngọt có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Ông Aleksandr Korbut -Phó Chủ tịch Liên minh ngũ cốc của Nga cho biết: “Nga có những ưu thế quan trọng trong sự cạnh tranh. Hiện nay, Nga có khả năng đưa vào sử dụng 12 triệu ha đất canh tác. Nga đưa ra sáng kiến để những nước có nhu cầu về lương thực có thể sử dụng đất canh tác của Nga để sản xuất nông phẩm cho nhu cầu riêng”.
Hạ Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.