Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang

Theo Báo Lao Động Thứ tư, ngày 02/09/2020 11:00 AM (GMT+7)
15 chiếc máy gặt đập liên hợp, khoảng 10 máy cày, 10 máy kéo và nhiều thiết bị, dụng cụ khác dùng trong nông nghiệp được người dân xã Mỹ Phước (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) gọi vui là dàn “siêu xe”. Đó là cơ ngơi mà ông Nguyễn Thanh Hồng, một lão nông làm giàu từ cây lúa.
Bình luận 0
Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 1.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 2.

Đến thăm nhà lão nông Nguyễn Thanh Hồng cùng cán bộ nông dân xã Mỹ Phước, cảm giác đầu tiên là sẽ thấy choáng ngợp khi nhìn dàn “siêu xe” của ông. Bên cạnh những chiếc xe là các nhân công đang làm việc tất bật khiến cho vùng quê trở nên nhộn nhịp.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 3.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 4.

Dưới bến sông những chiếc máy đang lùi bánh chạy lên những chiếc chẹt dùng để vận chuyển phương tiện chuẩn bị đi cắt lúa cho bà con trong vùng. Mỗi năm bình quân ông Hồng thu lãi hơn 1 tỉ 500 triệu đồng từ những công việc này.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 5.

Xuất phát điểm khó khăn vào những ngày đầu lập nghiệp trên mảnh đất Kiên Giang, thế nhưng càng khó khăn ông Hồng càng quyết tâm tạo dựng sự nghiệp. Ông Hồng chia sẻ: “Giá lúa thấp, nhân công không có nhưng tôi vẫn giữ ý chí không bỏ. Nghĩ lại lúc đó mình gan thật, vay vốn làm ruộng, làm dịch vụ nông nghiệp đủ thứ”.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 6.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 7.

Mọi việc đã được ông Hồng chứng minh bằng hành động. Ông học hỏi kỹ thuật và áp dụng khoa học vào trồng lúa thu hoạch năng suất cao. Còn các dịch vụ nông nghiệp có bà con nào thuê ông đều làm hết tâm hết sức như làm cho gia đình mình. Bản tính kỹ lưỡng, làm việc nhanh gọn, hiệu quả cao nên bà con yên tâm khi giao cho ông.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 8.

Nhân công và máy móc của ông Hồng đi thu hoạch lúa cho bà con trong vùng ai nấy đều hài lòng. Ông Lê Văn Hải nói: “Nhà tôi có 30ha ruộng, từ lâu nay giao cho anh Hồng đảm nhiệm thu hoạch. Anh ra tới đồng đốc thúc nhân công, xem loại lúa gì và hiện trạng thế nào để điều máy móc và có cách cắt phù hợp”.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 9.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 10.

Với người nông dân đã 55 tuổi này, ông luôn ý thức không ngừng học hỏi khoa học kỹ thuật, nghiên cứu cơ chế thị trường đặc biệt là tính cách dám nghĩ, dám làm. Năm 2007 khi nhà nước có chủ trương đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp vào nông thôn ông Hồng đã mạnh dạn thực hiện. Với lợi thế được đào tào bài bản nghề cơ khí ở TPHCM nên không có máy móc nào làm khó được ông.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 11.

Hiện nay nhân công trong dịch vụ của ông được chỉ dẫn cách làm, học cách sửa và sử dụng máy móc thành thạo. Là người đã theo làm việc cho ông Hồng nhiều năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh Trần Nam Quyền cho biết: “Chú Tư rất tốt với mọi người, chỉ dẫn nhiệt tình, tôi học được nhiều điều hay từ chú. Hiện công việc này thu nhập khá nên tôi cũng không đi làm ăn xa nữa”.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 12.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 13.

9ha lúa gia đình ông Hồng đang canh tác luôn được áp dụng các phương pháp nông nghiệp hiện đại, giảm phân bón thuốc trừ sâu tạo ra lúa gạo an toàn chất lượng. Chị Đồng Thị Thu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phước, huyện Hòn Đất, cho biết: “Ông Hồng là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương cũng là tấm gương sáng cho bà con học tập. Từ khó khăn gầy dựng nên sự nghiệp nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và ý chí làm giàu bằng cái tâm nên bà con vô cùng quý mến”.

Ngắm dàn “siêu xe” mang về tiền tỉ của lão nông Kiên Giang - Ảnh 14.

Ngoài giúp đỡ cho nhân công ông còn đóng góp rất nhiều cho cộng đồng xã hội như xây cầu, trường học, làm lộ nông thôn, thắp sáng đường quê, ủng hộ quỹ khuyến học, mua thẻ BHYT cho học sinh, giúp các hoàn cảnh nghèo khó... Bản thân ông tâm niệm lao động kiếm ra tiền nhưng phải trích lại phục vụ cho xã hội như vậy đồng tiền mới có ý nghĩa. “Mong mỏi của tôi là nông dân làm theo hướng sản xuất mới, an toàn, sạch, giảm chi phí nhưng chất lượng gạo cao mới vào được các thị trường khó tính trên thế giới”, ông Hồng tâm sự.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem