Nga-Mỹ và cuộc chiến giành “vàng trắng” 22 nghìn tỉ USD

Quang Minh – Daily Star Thứ hai, ngày 13/03/2017 12:55 PM (GMT+7)
Số tài sản nằm dưới vùng cực gấp 2 lần GDP hiện nay của Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bình luận 0

img

Cuộc chiến ngầm của Nga - Mỹ tại vùng cực đang nóng dần lên.

Chính quyền Moscow và Washington đang đối đầu dữ dội ở vùng Bắc Cực, nơi tồn tại khối tài sản trị giá 22.000 tỉ USD bên dưới lớp băng vĩnh cửu. Trong vòng vài năm qua, để bảo vệ lợi ích của mình ở vùng cực, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điều 38.000 quân, 41 tàu chiến và 15 tàu ngầm tới đây.

Một lượng lớn tàu phá băng hạt nhân của Nga cũng được điều động tới khu vực lạnh lẽo quanh năm này. Bên dưới vùng cực bắc là khối lượng dầu khí lên tới 90 tỉ thùng, tương đương 22.000 tỉ USD. Đây là “vàng trắng” thực sự ở vùng cực bắc lạnh giá.

img

Tàu phá băng của Nga.

Tan băng ở vùng cực là thảm họa tự nhiên nhưng cũng mở ra những tuyến đường mới cho các quốc gia thám hiểm và khai thác dầu khí. Tờ Daily Star dự đoán đây sẽ là mục tiêu của Thế chiến 3 khi các nguồn tài nguyên hóa thạch toàn cầu ngày một cạn kiệt.

Tổng thống Putin được cho là sẽ mở cuộc thăm dò, khai thác vùng cực lớn nhất lịch sử kể từ khi Liên Xô tan rã. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được cho là sẽ có động thái mạnh mẽ ở vùng bắc cực bất chấp người tiền nhiệm Obama từng mong muốn ban hành lệnh cấm khai thác ở đây.

Doughlas Cohn, một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam và giành được huân chương Trái tim tím cảnh báo rằng sự giàu có ở vùng cực là mồi lửa châm ngòi Thế chiến 4. Trong cuốn sách của mình, Cohn viết: “Bất chấp nỗ lực ngoại giao và quy tắc quốc tế, vùng cực luôn ẩn chứa quá nhiều tiềm năng chưa khai phá và sẽ là đích đến cho những quốc gia khát nhiên liệu”.

img

Lính Nga diễn tập ở vùng cực.

Tác giả Cohn nói rằng Nga là nền kinh tế dựa trên xuất khẩu tài nguyên như khí đốt hay dầu mỏ, do đó nguồn lợi từ vùng cực là điều không thể bỏ qua.

Theo tính toán, 22% sản lượng dầu khí thế giới chưa được khai thác vẫn nằm ở vùng cực. Trong năm 2016, Nga cũng thực hiện rất nhiều đợt khảo sát tại đây và thậm chí cử cả hộ tống quân sự tới vùng lãnh nguyên mang tên Shamrock.

img

Trạm nghiên cứu của Nga.

Tháng trước, Thượng nghị sĩ Mỹ Dan Sullivan kêu gọi Quốc hội Mỹ kí lệnh tăng cường nhân lực ở vùng cực vì sợ mất khu vực giàu tài nguyên này vào tay Nga. Dan nói: “Chúng ta đang chậm chân trong cuộc chơi này. Nga đã thay đổi chiến thuật với vùng cực”.

Kể từ khi Trump nắm quyền, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từng tuyên bố Nga đang “có những bước đi gây hấn” ở vùng cực. Ông cam kết sẽ đưa ra một kế hoạch để ngăn chặn hành động của điện Kremlin.

img

Lính Mỹ luyện tập tại vùng cực.

Hiện tại, Putin đã điều quân và án ngữ một vùng khoảng 1,2 triệu km2. Những khu vực này trang bị tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không cực kì tối tân.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, một người từng làm cho tập đoàn dầu khí Exxon Mobil từng kêu gọi Quốc hội Mỹ nới lỏng quy định về khai thác ở vùng cực.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem