Ngành công nghệ sa thải kỷ lục: Một lớp lót bạc ở Thung lũng Silicon

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 04/02/2023 18:03 PM (GMT+7)
Thực trạng sa thải công nghệ đồng loạt cho thấy Big Tech không ổn định như mọi người nghĩ, khi một số người đang tìm kiếm những “đồng cỏ xanh hơn, ổn định hơn”, khi công nghệ ngày càng ăn sâu vào xã hội của chúng ta.
Bình luận 0

Raveena Mathur đã nghe tin đồn về việc sa thải nhân viên ở Thung lũng Silicon trong nhiều tháng qua, nhưng những lời cảnh báo đó không làm cô sợ hãi. Cô ấy đã làm việc tại một công ty Công nghệ lớn với tư cách là nhà phân tích kinh doanh cấp cao trong tám tháng và tin chắc rằng, mình đang có một trong những công việc an toàn nhất trên thế giới.

Sau đó, một tuần trước Lễ tạ ơn cuối năm 2022, Mathur nhận được cuộc gọi: Cô ấy đã bị sa thải cùng với hàng trăm đồng nghiệp của mình trong đợt sa thải toàn công ty.

"Tôi đã bị sốc", Mathur nói. "Tôi nghĩ rằng mình đã gia nhập một công ty lớn, ổn định và tôi đã làm việc cực kỳ chăm chỉ, làm việc 70 giờ mỗi tuần và nhận được nhiều sự công nhận từ các nhà quản lý… và rồi đột nhiên, tôi bị loại khỏi các dự án mà mình đang làm".

Mathur là một trong số hơn 70.000 nhân viên tại các công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ đã mất việc làm trong đợt cắt giảm việc làm hàng loạt trong 12 tháng qua.

Sa thải công nghệ đồng loạt cho thấy Big Tech không ổn định như mọi người nghĩ. Ảnh: @AFP.

Sa thải công nghệ đồng loạt cho thấy Big Tech không ổn định như mọi người nghĩ. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, bất chấp hàng loạt "tín hiệu đỏ" tiêu cực gần đây, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là thời điểm tuyệt vời để trở thành nhân viên công nghệ.

Những đợt sa thải này vẫn chiếm một phần nhỏ trong lực lượng lao động công nghệ tổng thể nói chung, và nhiều nhân viên công nghệ bị mất việc đang tìm kiếm cơ hội mới tương đối nhanh chóng trong một thị trường việc làm vẫn còn eo hẹp. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 11 năm 2022 của ZipRecruiter, gần 80% nhân viên công nghệ bị sa thải đã tìm được vai trò mới trong vòng ba tháng kể từ khi bắt đầu tìm việc.

Một lớp lót bạc ở Thung lũng Silicon

Vài năm qua đã diễn ra hỗn loạn đối với những gã khổng lồ công nghệ như Meta, Twitter và Amazon - từ khủng hoảng nhân sự đến hỗn loạn lãnh đạo - điều này đã tạo cơ hội cho các công ty công nghệ vừa và nhỏ tìm cách tuyển dụng những tài năng hàng đầu- những người lẽ ra có thể đã đầu quân cho các công ty lớn hơn.

Bert Bean, Giám đốc điều hành của Insight Global, một trong những công ty cung cấp nhân sự CNTT lớn nhất ở Mỹ, cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều hoạt động tuyển dụng tích cực ở các công ty công nghệ vừa và nhỏ trên khắp Hoa Kỳ. Các công ty này không tuyển dụng quá nhiều như các đối thủ cạnh tranh lớn hơn của họ đã làm trong thời kỳ đại dịch, khi lĩnh vực công nghệ tăng trưởng nhanh chóng, vì vậy họ không phải dùng đến biện pháp đóng băng tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên".

Bean cho biết thêm, đã có một "nhu cầu quá lớn" đối với các kỹ sư phần mềm, nhà phát triển toàn diện, nhà khoa học dữ liệu, kiến trúc sư đám mây và các vai trò tương tự, có chuyên môn cao khác từng có tại các công ty này.

Mathur bắt đầu tìm kiếm một vai trò mới vào buổi sáng sau khi cô ấy bị sa thải. Cô ấy đã cập nhật sơ yếu lý lịch của mình, và liên hệ với một số nhà tuyển dụng đã từng nhắn tin cho cô ấy trên LinkedIn trong suốt nhiều năm để cho họ biết rằng, cô ấy đang có mặt trên thị trường việc làm.

Một trong những nhà tuyển dụng đã giới thiệu Mathur cho vai trò nhà khoa học dữ liệu mở tại một công ty điện tử tiêu dùng — hai tháng sau khi bị sa thải, cô ấy đã nhận được công việc.

Lời hứa về một Big Tech rạng ngời, ổn định có thể đã mất đi ánh hào quang, khi một số người đang tìm kiếm những “đồng cỏ xanh hơn, ổn định hơn”, khi công nghệ ngày càng ăn sâu vào xã hội của chúng ta. Ảnh: @AFP.

Lời hứa về một Big Tech rạng ngời, ổn định có thể đã mất đi ánh hào quang, khi một số người đang tìm kiếm những “đồng cỏ xanh hơn, ổn định hơn”, khi công nghệ ngày càng ăn sâu vào xã hội của chúng ta. Ảnh: @AFP.

Cô ấy nói: "Ban đầu, việc bị sa thải khiến tôi choáng ngợp, nhưng tôi nhanh chóng nhận ra mức độ cần thiết của các kỹ năng của mình với tư cách là một nhân viên công nghệ. "Có rất nhiều người sẵn sàng đầu tư vào tài năng của bạn và muốn làm việc với bạn".

Ba năm trước, "mọi người đều muốn làm việc tại các công ty có thương hiệu lớn' như Google hay Uber", Kyle Elliott, một huấn luyện viên công nghệ cao cấp, cho biết. "Bây giờ, họ đang nhận ra rằng những công ty lớn hơn này không ổn định như họ nghĩ".

Elliott đã nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với các công ty nhỏ hơn trong số các vai trò chuyên gia công nghệ mà anh ấy huấn luyện sau đợt sa thải mới nhất.

Anh nói: "Nhân viên công nghệ đang thay đổi các thông số giá trị nhân sự xung quanh quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Họ không còn ưu tiên mức lương hậu hĩnh hay sự công nhận tên tuổi, mà họ muốn làm việc cho một công ty thực sự quan tâm đến nhân viên của họ hơn, và sẽ không sớm sa thải hàng trăm người lũ lượt như vậy".

Tài năng công nghệ vẫn rất cần trong nhiều ngành

Trong khi một số nhà phân tích công nghệ đã cảnh báo rằng, làn sóng sa thải gần đây là dấu hiệu cho Thung lũng Silicon rằng, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến, nhưng các chuyên gia cho rằng những lo ngại này đã bị thổi phồng.

Megan Slabinski đã giúp tuyển dụng và thuê nhân tài công nghệ ở Seattle trong gần 25 năm, bao gồm cả thời kỳ suy thoái năm 2008 và 2020. Giờ đây, Slabinski, lại là một chuyên gia việc làm công nghệ tại Robert Half, cho biết: "Tôi đã từng chứng kiến những thị trường việc làm tồi tệ dành cho nhân viên công nghệ, và đây không phải là trường hợp đó. Nhu cầu tuyển dụng lớn nhất mà chúng ta đang thấy hiện nay, trong hầu hết mọi ngành, là dành cho các chuyên gia công nghệ".

Trong 12 tháng qua, các doanh nghiệp đã chi trung bình 11,7 triệu đô la cho nhân viên CNTT và 78% nhà quản lý cho biết, họ đang có kế hoạch tăng ngân sách và số lượng nhân viên cho việc tuyển dụng CNTT vào năm 2023 để có thể đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số ngày càng tăng, theo một báo cáo mới từ MuleSoft, khi công ty này đã khảo sát 1.050 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu.

Trong khi tốc độ và mức độ phổ biến của chuyển đổi kỹ thuật số đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua, đại dịch Covid-19 đã như "đổ xăng" vào các mô hình tổ chức kinh doanh truyền thống, và thúc đẩy xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, vì thế mà nhu cầu về các nhà công nghệ để theo kịp sự chuyển đổi này cũng trở nên cấp bách hơn", Slabinski nói.

Matt McLarty, giám đốc công nghệ toàn cầu của MuleSoft, cho biết các công ty trong các ngành phi công nghệ như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và chính phủ thường phải cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn hơn để thu hút nhân tài.

Tuy nhiên, bất chấp hàng loạt "tín hiệu đỏ" tiêu cực gần đây, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là thời điểm tuyệt vời để trở thành nhân viên công nghệ. Ảnh: @AFP.

Tuy nhiên, bất chấp hàng loạt "tín hiệu đỏ" tiêu cực gần đây, các chuyên gia cho rằng đây vẫn là thời điểm tuyệt vời để trở thành nhân viên công nghệ. Ảnh: @AFP.

Ông nói thêm: "Các doanh nghiệp đã rất cần các chuyên gia công nghệ trong một thời gian. Giờ đây, khi ngày càng có nhiều nhân viên công nghệ không có việc làm - hoặc ngày càng vỡ mộng với những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon - thì những người sử dụng lao động trong các ngành phi công nghệ đang có "cơ hội" và "lao vào".

Điều này cho thấy, lời hứa về một Big Tech rạng ngời, ổn định có thể đã mất đi ánh hào quang, khi một số người đang tìm kiếm những đồng cỏ xanh hơn, ổn định hơn, khi công nghệ ngày càng ăn sâu vào xã hội của chúng ta, McLarty nói, những công việc này sẽ ngày càng được yêu cầu nhiều hơn, bất kể ở hình thức nào trong nền kinh tế nói chung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem