Ngập úng
-
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều và đêm nay (29/8) đến ngày 03/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực trung bình từ 50- 400mm. Với lượng mưa này các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện đợt lũ với biên độ từ 2-8m.
-
Cơn mưa lớn kéo dài hơn một tiếng đồng hồ biến trung tâm TP.Thái Nguyên thành "sông". Nhiều tuyến đường ngập sâu đến 50cm, các phương tiện giao thông không thể di chuyển do chết máy.
-
Mưa kéo dài khiến nước suối Cam Ly dâng cao tràn vào khu dân cư gây ngập nhiều tuyến đường tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng).
-
Được ví như “ốc đảo” khi cứ mưa lớn là ngập, khu biệt thự triệu đô với hàng loạt dãy nhà phố liền kề thuộc khu đô thị mới Lê Trọng Tấn của chủ đầu tư là Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) lâu nay cứ mưa lớn là ngập sau trong biển nước.
-
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hà Nội mưa lớn liên tục trong nhiều ngày. Khu vực đại lộ Thăng Long giao cắt với đường Lê Trọng Tấn qua cổng Thiên đường Bảo Sơn ngập sâu. Tại đây, người dân chật vật di chuyển qua quãng đường ngập 40 - 60 cm, nhiều phương tiện chết máy giữa đường.
-
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn kéo dài từ sáng đến chiều 3/8 đã khiến cho đại lộ Thăng Long (Hà Nội) ngập sâu. Bất chấp nước ngập, nhiều người vẫn phải đi xe qua những điểm ngập.
-
Bão số 3 gây mưa lớn trên diện rộng, khiến cây cối ngã đổ xuống lòng đường quốc lộ 6, đoạn Km 117+280, xã Phú Cường (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) làm ách tắc giao thông nhiều giờ đồng hồ.
-
Cơn mưa lớn trút xuống vào chiều nay khiến cho nhiều tuyến đường ở Hà Nội ngập sâu trong nước.
-
Sau vài ngày mưa lớn kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng bị lũ bủa vây, gây thiệt hại lớn cho người dân, trong đó có 2 nạn nhân thiệt mạng, mất tích. Trận mưa lớn kéo dài cũng khiến khu vực thác Bản Giốc - địa danh nằm trong Công viên địa chất Non nước Cao Bằng - chìm sâu trong nước lũ.
-
Theo Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà, nếu đã nhìn nhận rõ mối đe doạ và tác động từ biến đổi khí hậu thì cần có những chiến lược cấp bách để đối phó với thách thức, cần một cơ chế đặc thù cho khu vực đồng bằng sông cửu Long (ĐBSCL) để phát triển bền vững, biến thách thức thành cơ hội để sống chung với biến đổi khí hậu.