Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học: Syngenta biến cam kết thành hành động

Hà Lê Thứ tư, ngày 22/05/2019 08:53 AM (GMT+7)
Việt Nam - một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng - luôn đề cao ý nghĩa của đa dạng sinh học trong đời sống tự nhiên và con người, coi đây là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước, duy trì nguồn gen, tạo giống vật nuôi, cây trồng...
Bình luận 0

Từ cam kết...

Với chủ đề "Đa dạng sinh học của chúng ta, thực phẩm của chúng ta, sức khỏe của chúng ta", Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) năm nay hướng đến mục tiêu thúc đẩy việc tìm hiểu các kiến thức và tăng cường truyền thông về mối liên hệ giữa thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe của con người với đa dạng sinh học, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phục hồi hệ sinh thái, làm trong lành nguồn nước và không có nạn đói.

img

Nhân viên kỹ thuật Syngenta hướng dẫn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho nông dân tại Lâm Đồng. Ảnh: H.L

Sáng tạo vì thiên nhiên, nhận quà từ thiên nhiên
Ông Berry Tarun - quyền Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam chia sẻ: "Một nền nông nghiệp chỉ thật sự bền vững khi mỗi công ty, tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành tự nhận ra được vai trò và trách nhiệm của mình trong sự phát triển chung, có cam kết lâu dài, mạnh mẽ và nghiêm túc trong việc hiện thực hóa nó. Thúc đẩy đa dạng sinh học là một yêu cầu tất yếu trong xu hướng phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Syngenta nhận thức rõ vai trò của mình và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các địa phương và người nông dân thúc đẩy đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Chỉ có sự sáng tạo vì thiên nhiên chúng ta mới được thiên nhiên ưu đãi và nhận lại quà tặng từ thiên nhiên".

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO), trong 100 năm qua, hơn 90% các giống cây trồng đã biến mất khỏi các cánh đồng, trang trại. Một nửa số giống vật nuôi đã bị mất. Hiện nay, tại tất cả ngư trường chính trên thế giới, các loài thủy sản đang bị đánh bắt ở mức tới hạn và nhiều loài không đảm bảo sự phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động tại 90 quốc gia, Syngenta hiểu rõ hơn ai hết, nông nghiệp bền vững phụ thuộc rất lớn vào đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

Ngay từ năm 2014, Syngenta đã giới thiệu Chương trình Phát triển bền vững với 6 cam kết phát triển nông nghiệp bền vững trên toàn cầu, trong đó, thúc đẩy đa dạng sinh thái là một trong những cam kết mạnh mẽ, được thực hiện hiệu quả. Trong suốt 5 năm qua, chương trình đã giúp nông dân ở khắp nơi trên thế giới thu được những vụ mùa hiệu quả hơn trong khi vẫn sử dụng diện tích đất canh tác hiện có, đồng thời bảo vệ thiên nhiên và cải thiện đời sống cho người dân ở nông thôn.

Nhận thức được nhu cầu cần đẩy mạnh hoạt động sáng tạo và phải hành động nhiều hơn để giải quyết những thách thức theo cách mà tất cả đều có lợi - từ nhà nông đến người tiêu dùng và cả môi trường, Syngenta tuyên bố sẽ đẩy mạnh hoạt động sáng tạo vì một nền nông nghiệp bền vững hơn nữa với 3 mục tiêu chính: Xã hội và môi trường tự nhiên định hướng sự sáng tạo; phấn đấu để mức dư lượng thấp nhất trong cây trồng và môi trường; đầu tư vào những nơi quan trọng đối với nông dân và thiên nhiên.

… đến hành động

Nói đi đôi với làm, những năm qua, Syngenta đã triển khai nhiều hoạt động chứng minh cam kết của mình.

Đối với cam kết thúc đẩy đa dạng sinh thái cho 5 triệu ha đất nông nghiệp tới năm 2020, Syngenta đã vượt mục tiêu đề ra khi tới năm 2018, tổng cộng 6,4 triệu ha đất nông nghiệp đã được hưởng lợi.

Thông qua 301 dự án được triển khai tại 39 quốc gia, Syngenta đã giúp người nông dân giảm xói mòn đất, tăng cường dinh dưỡng cho đất, bảo vệ các loài thụ phấn, kiểm soát sâu bệnh, cải thiện chất lượng nước giúp tăng cường đa dạng sinh học...

img

  Mô hình ruộng lúa bờ hoa giúp tăng cường đa dạng sinh học trên các ruộng lúa. Ảnh: H.L

Chỉ riêng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chương trình đã rất thành công tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Ấn Độ và Việt Nam với sự hợp tác cùng các trường Đại học, Viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Những chương trình này giúp hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn hiệu quả giúp người nuôi ong và nông dân có cuộc sống tốt hơn.

Syngenta cùng các đối tác đã trồng trên bờ ruộng các loài thực vật địa phương, tạo nên môi trường trú ẩn và tạo ra nguồn thức ăn cho ong và các loài côn trùng thụ phấn khác, góp phần thúc đẩy đa dạng sinh học trên chính đồng ruộng chuyên canh các loại cây trồng của bà con nông dân.

Tại Việt Nam, từ năm 2016 đến nay, Syngenta Việt Nam phối hợp Trung tâm nghiên cứu Ong (Viện Chăn nuôi quốc gia) thực hiện dự án "Sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV nhằm bảo tồn ong mật và côn trùng thụ phấn”. Dự án đã tập huấn cho hơn 700 nông dân và người nuôi ong tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hòa Bình, góp phần nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương và người nông dân về sự hữu ích của loài ong cũng như mối liên hệ giữa trồng trọt và nghề nuôi ong.

Mỗi năm, Syngenta Việt Nam cũng tổ chức tập huấn cho hàng trăm ngàn lượt nông dân trên cả nước về sử dụng thuốc BVTV an toàn và có trách nhiệm. Những khóa tập huấn này đã giúp người nông dân nắm vững các quy trình sử dụng các loại thuốc BVTV để vừa đảm bảo hiệu quả và an toàn cho cây trồng, vừa không gây hại cho thiên địch - các loài sinh vật có lợi cho cây trồng.

Để bảo vệ đất nông nghiệp, tăng cường đa dạng sinh thái, Syngenta đã phối hợp các đối tác trong chuỗi sản xuất cà phê thực hiện dự án “Phát triển các mô hình cảnh quan bền vững trong sản xuất cà phê và nâng cao năng lực cho các bên tham gia nhằm giảm suy thoái đất, bảo tồn nguồn nước tưới và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu" tại Tây Nguyên. Gần 4.000 nông dân trồng cà phê tại Lâm Đồng và 3.000 nông dân tại các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông và Gia Lai - thuộc vùng sản xuất cà phê trọng điểm ở Tây Nguyên, được hưởng lợi từ dự án.

Xác định phát triển bền vững phải đi liền với bảo vệ môi trường, Syngenta luôn coi trọng việc cùng nông dân giữ gìn môi trường xung quanh. Cụ thể, từ năm 2015-2018, Syngenta phát động chiến dịch “Môi trường sạch - Cuộc sống xanh” giúp thu gom bao bì thuốc BVTV bị vứt ngoài đồng ruộng để mang đi tiêu hủy; đồng thời tập huấn về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho gần 5.000 nông dân tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Nam Định, Trà Vinh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem