Ngày tết
-
Ngày xưa, theo tập tục, cứ đến ngày mồng bảy tháng Giêng, "ngày của con Người", người ta tiến hành làm lễ cúng Trời, Đất để ghi nhớ.
-
Kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, ngày mùng 5 Tết, hàng trăm triệu người từ khắp nơi ở Trung Quốc bắt đầu trở lại với công việc thường ngày.
-
Dưa hấu hình trái tim, hình thỏi vàng, hình xe hơi Mercedes, hình hồ lô nổi chữ Tài - Lộc... là những loại dưa hấu bạc triệu được săn lùng trong dịp Tết Ất Mùi này.
-
Trong cộng đồng các dân tộc, Việt Nam, mỗi miền quê lại có những phong tục độc đáo, riêng biệt trong cách tổ chức đón Tết Nguyên đán. Ngày nay, nhiều dân tộc phía Bắc vẫn duy trì Tục gọi vía trâu, cướp giọng gà, Ăn trộm cầu may… khi mỗi độ Xuân về.
-
Ở nông thôn vùng sông nước miền Tây Nam bộ, thường nhà nào cũng có ao, đìa. Đìa là ao lớn ở giữa ruộng và vườn. Khi mùa hạn đến, cá trên đồng xuống sống, gặp đìa chất đầy chà, nước sâu, cá xuống đó trú ẩn, ... Để có cá ăn Tết, người ta tát ao, đìa để bắt cá.
-
Người dân tộc Thái quan niệm tung còn là sự hòa hợp âm - dương, với mong ước con đàn, cháu đống. Còn người Mường, Tày, Nùng xem tung còn là dịp trai gái gặp nhau, tìm hiểu rồi se duyên hoặc mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, may mắn suốt năm.
-
Từ bao đời nay, dân gian truyền nhau câu nói “Vắng như chùa Bà Đanh”... nhằm ám chỉ ngôi chùa cổ nằm ở bên tả dòng sông Đáy, thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng – Hà Nam), vốn hiu quạnh, vắng khách viếng thăm.
-
Kỳ lân là con vật thần thoại, đứng đầu trong các loài động vật có lông (mao), sắc vàng, mình nai, đuôi trâu, sừng có thịt, móng chân tròn, không dẫm lên cỏ tươi, không ăn thịt sống, gặp đời vương giả rất nhân đức mới xuất hiện (thời Khổng Khưu chẳng hạn). Con đực gọi kỳ; con cái gọi lân. Múa lân là múa con cái, dụng ý chúc mừng sinh sôi nẩy nở mãi.
-
Theo quan niệm của người miền Tây quê tôi, sau khi đã rước ông bà về ăn Tết ngày 30 tháng Chạp, đến ngày mùng 3 phải làm mâm lễ long long trọng để tiễn ông bà. Trong mâm lễ thiêng liêng ấy, không thể thiếu chú gà trống choai được chọn lựa kĩ càng.
-
Khi hoa ban nở trắng rừng là lúc dân tộc Xinh Mul vùng Sơn La, Lai Châu vào hội K’SaiSàTip. Lúc hoa ban nở rộ cũng là lúc măng đắng rừng mọc dày, đó là hai tặng vật của núi rừng để người Xinh Mul nấu món canh độc đáo, đặc biệt là trong lễ hội.