Ngày tết
-
Nôm, đụt, tấm đăng để đơm bắt cá, rổ xảo, thúng, đồng gánh, vỉ đựng cá … những vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân vùng nông thôn xuất hiện giữa Sài Gòn khiến bao người xa quê, không về đón Tết cùng gia đình thấy nhớ quê nhưng ấm lòng.
-
"Cu kêu ba tiếng cu kêu. Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè". Ngày xưa, việc dựng nêu trong mấy ngày Tết vô cùng quan trọng và trở thành nét đẹp truyền thống trong các làng quê Việt mừng đón hội Xuân.
-
Tảo mộ trước ngày Xuân là dịp con cháu đến chăm sóc mộ phần ông bà tổ tiên, một nét đẹp văn hoá được người dân quê tôi Vũng Liêm, Vĩnh Long gìn giữ từ bao đời nay. Vì vậy, cứ mỗi khi tết đến, xuân về, khoảng từ ngày 20 tháng Chạp là nhiều gia đình ở quê tôi đi “dẫy mả” (từ ở quê tôi sử dụng để chỉ việc tảo mộ).
-
Nhu cầu bày biện mâm ngũ quả thật đẹp để vừa cúng tổ tiên, ông bà vừa thể hiện ước muốn của gia chủ trong suốt 1 năm đang làm cho một số loại trái cây sốt giá từng ngày.
-
Cây đót được xem là "lộc Tết" mà núi rừng mang lại cho người dân nơi đại ngàn Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam).
-
Những rừng hoa mận đang nở trắng các triền đồi, chân núi cùng những làn mây mờ ảo trong nắng sớm khiến cho cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đẹp ngút ngàn như một bức tranh.
-
Bao năm nay bà vẫn thích trồng lá dong bán tết. Trong khi người ta quay qua trồng cây ăn quả, đào ao thả cá hoặc làm chuồng trại chăn nuôi thì bà vẫn chung thủy với màu xanh mướt mát ấy. Nhiều nơi người nông dân làm giàu bằng trồng lá dong, nhưng mua bán theo kiểu “tình làng nghĩa xóm” của bà thì vui là chính chứ lãi lời chẳng là bao.
-
Từ suy nghĩ đến hành động, người miền Tây để lại những nét văn hóa sống độc đáo mà giá trị nhân văn của nó còn to lớn hơn nhiều. Trong số những nét đẹp ấy có phong tục "chạp mả làng" và "cúng cô hồn" ngày tết.
-
Rượu hoắng (còn gọi là rượu nếp cái), được ủ bằng loại nếp thượng hạng nhất với loại men ngon nhất trong vòng 20 ngày và nếu để càng lâu thì hương vị rượu càng đậm đà. Bởi vậy bà con ở vùng Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) thường bắt tay làm rượu hoắng từ khoảng đầu tháng 12 âm lịch.
-
“Tết đến, tôi nhớ và thèm cảm giác được ngồi canh nồi bánh chưng đêm giao thừa, nhớ tiếng giã giò cộc cộc…”