Những tục lệ chơi Tết độc đáo của đồng bào vùng cao

Út Tẻo (tổng hợp) Chủ nhật, ngày 22/02/2015 10:00 AM (GMT+7)
Trong cộng đồng các dân tộc, Việt Nam, mỗi miền quê lại có những phong tục độc đáo, riêng biệt trong cách tổ chức đón Tết Nguyên đán. Ngày nay, nhiều dân tộc phía Bắc vẫn duy trì Tục gọi vía trâu, cướp giọng gà, Ăn trộm cầu may… khi mỗi độ Xuân về.
Bình luận 0
1. Trước tết, người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu. Người Mường tin rằng đó là cách trả ơn con vật nuôi trung thành đã vất vả giúp gia chủ một năm cấy cày.
img
người Mường ở Hoà Bình chuẩn bị sẵn mõ để qua giao thừa đốt đuốc đi gọi vía trâu (Ảnh minh hoạ, nguồn Internet)
Người Mường ở đây cũng treo bánh ống lên các dụng cụ sản xuất như cày, bừa, đòn gánh để mời “những người bạn đồng hành” này về ăn tết với gia đình. Họ quan niệm, con trâu hay cái cày cũng cần được nghỉ tết sau một năm vất vả trên đồng ruộng.

2. Người Thái trắng ở Sơn La thì tiến hành lễ hội gội đầu từ trưa ngày trong ngày cuối năm. Tất cả già làng, trưởng bản, từ già đến trẻ hò nhau xuống bờ sông để tổ chức lễ gội đầu với mong muốn xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm. Họ còn chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua nhẹ rồi xối từ từ lên tóc, gợi lên mọi điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi.
img
Lễ hội gội đầu (Ảnh minh hoạ, nguồn Internet)
Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền hay tổ chức ném còn, xòe vòng… Trai gái được dịp vui chơi thoả thích.

3. Người Cao Lan niêm phong nhà bằng giấy đỏ. Tục đón mừng năm mới của người Cao Lan là tục dán giấy đỏ (tiếng Cao Lan là Chí dịt) trong nhà. Khoảng trước tết 2 ngày là ngày "niêm phong" cho tất cả những gì thuộc về gia đình. Từ cái cuốc, cái xẻng, con dao, cái cày, cái bừa, cây cối quanh nhà, chuồng trại... đều được dán giấy đỏ để các vật này được "nghỉ tết". Toàn bộ ngôi nhà bỗng nhiên nhuộm sắc đỏ rực rỡ. (H3.)

img
(Nguồn Internet)
Theo quan niệm của người Cao Lan, giấy đỏ biểu trưng cho niềm vui, sự tốt lành, những nơi quan trọng  dán giấy đỏ lên là bắt đầu cho một năm mới với mong muốn an khang thịnh vượng.

4. Người Hà Giang quan niệm thời khắc bước sang năm mới rất quan trọng. Nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp nhiều điều tốt lành, ăn nên làm ra. Do đó, họ đi lấy trộm cầu may nhưng không lấy nhiều hay những vật có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi (H4.)
img
(Nguồn Internet)
Người  Lô Lô đi lấy may không đi công khai, không rủ nhau ai, bởi không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi, nhưng nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì.

Sáng mùng Một, đàn ông H’Mông phải dậy nấu cơm và làm mọi việc trong nhà thay vì cả năm đàn bà con gái trong nhà đã làm. Người H’Mông quan niệm, con trai là trụ cột của gia đình nên tất cả mọi việc trong gia đình phải chịu trách nhiệm để giữ được truyền thống cho cả năm (H5.)
img
(Nguồn Internet)
Sáng sớm mùng Một tết, ai dậy thì cứ âm thầm mà dậy, không được gọi nhau, vì nếu mà gọi nhau, sâu bọ nghe thấy sẽ đồng loạt “nhỏm dậy” phá hoại ngô, lúa.

Phong tục rất độc đáo của người Pu Péo ở Hà Giang đón giọng gà hay cướp giọng gà là. Khi giao thừa đến, sắp sang năm mới, người ta phải canh chừng mấy chú gà trống. Thấy gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy là người ta đốt ngay một quả pháo, ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy. Ngay lập tức, mọi người hò nhau hát vang trời để át tiếng gà gáy.

Tiếng gà gáy vừa hay, vừa thiêng liêng, đánh thức cả ông mặt trời dậy người Pu Péo quan niệm rằng. Ai át được tiếng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem