Ngày vía Thần Tài là thời điểm các gia đình đặc biệt các hộ kinh doanh sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng và thực hiện nghi lễ cúng bái để cầu tài lộc, may mắn cho một năm.
Những năm gần đây, nhiều gia đình Việt xem trọng ngày vía Thần Tài, đặc biệt là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp bởi vì họ quan niệm rằng đây là thời điểm Thần Tài xuống trần phát tài lộc đến mọi nhà.
Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa có rất nhiều sự tích liên quan đến ngày Thần Tài, trong đó có sự tích như sau: Thần Tài do một lần uống rượu say nên lỡ chân ngã xuống trần gian và va đầu vào đá nên bị mất trí nhớ.
Ông rong ruổi đi xin ăn. Trong quá trình lưu lạc, ông bị người dân mang quần áo đi bán.
May mắn thay, ông gặp được một ông chủ quán tốt bụng đã cho ăn. Trước đó quán không có khách nhưng từ khi có vị Thần Tài đến bỗng dưng đông khách.
Nhưng khi Thần Tài chỉ ăn mà không làm gì nên chủ quán lại đuổi ông đi. Từ đó quán vắng vẻ trở lại.
Thấy vậy, nhiều người làm nghề kinh doanh đến mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới và may thay ông đã tìm được quần áo phù hợp đã mặc lúc trước.
Thế là ông đội mũ bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch.
Ngày vía Thần Tài 2022 cúng gì?
Để mời Thần Tài ngự về bàn thờ và phù hộ cho một năm làm ăn may mắn, phát đạt, các gia đình thường tổ chức lễ bái, cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng.
Theo truyền thống mâm lễ cúng vía Thần Tài thường gồm những lễ vật dưới đây:
Đèn cầy (nến).
Hương thắp (nhang).
3 chén nước.
3 chén rượu.
Gạo tẻ.
Tiền vàng mã.
Muối hạt sạch.
Thuốc lá.
Bộ tam sên: Thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
Hoa tươi: Hoa cúc, hoa đồng tiền…
Tiền lẻ.
1 đĩa bánh kẹo.
Trái cây: Đủ 5 loại quả (ngũ quả).
Trầu cau: 1 quả cau, 1 lá trầu.
Xôi đỗ xanh.
Sắm lễ cúng Thần Tài có thể có cá lóc nướng, lợn quay bánh hỏi hoặc không tùy điều kiện của mỗi gia đình.
Cách bày trí mâm cúng ngày vía Thần Tài
Trước khi cúng ngày vía Thần Tài, các gia đình phải thực hiện lau dọn bàn thờ, sắm sửa lễ vật thành tâm dâng lên thần linh.
Việc bày trí, sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài nên thực hiện như sau:
Ở giữa ông Thần Tài và ông Địa bạn đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 3 chén nước đầy (không quá đầy).
Đối với bát nhang khi lau dọn cần phải cẩn thận để tránh việc bát nhang bị xê dịch.
Tiếp theo, đặt lọ hoa ở bên tay phải, đĩa trái cây ở bên tay trái. Trầu, cau đặt phía trước lọ hoa.
Ngoài ra, nhiều gia chủ còn đặt thêm ông Cóc ngậm tiền (cóc 3 chân) tượng trưng cho sự giàu có và tiền bạc. Ông Cóc ngậm tiền này được bày trí ở bên trái, phía trước Thần Tài, sáng quay Cóc ra ngoài, tối quay Cóc vào trong.
Không chỉ vậy, ở ngoài cùng trên mặt đất nhiều người còn đặt một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt cánh hoa trải trên mặt nước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.