Nghề mới dành cho địa phương thiếu ruộng

Thứ tư, ngày 01/12/2010 08:45 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vừa tổ chức triển khai mô hình đào tạo thí điểm xây dựng làng nghề mới: Đúc dát đồng mỹ nghệ.
Bình luận 0
img
Một lớp học nghề thủ công mỹ nghệ ở Bắc Ninh.

Đây là mô hình phù hợp với các địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều nhân lực, thiếu việc làm, đặc biệt có nhu cầu xây dựng làng nghề mới theo quy hoạch của địa phương.

Học viên sẽ được đào tạo nghề đúc tượng đồng, chạm khảm tam khí, gò thúc tranh đồng. Đối tượng tuyển sinh là những lao động nông thôn chưa có việc làm hoặc ít việc làm.

Thực hiện đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng đã đăng ký với Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) viết 8 giáo trình dạy nghề mới và chỉnh sửa 6 giáo trình ở trình độ sơ cấp nghề truyền thống trong năm 2010, trong đó có các nghề mây tre đan, đồ đồng, sơn mài khảm trai, thêu ren…

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lưu Duy Dần - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: "Trong năm 2010 đã có 85 ngành nghề đăng ký và 22 đơn vị đăng ký đào tạo. Ba mô hình đào tạo hiện nay là: Phát triển các đơn vị làng nghề, mỗi làng một sản phẩm. Mô hình thứ 2 là gắn với vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình thứ 3 là nâng cao các trình độ lao động của người lao động ở nông thôn đưa ra sản phẩm cao và năng suất lao động cao hơn, có thể phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước".

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng đang đề xuất kế hoạch trồng dược liệu phục vụ cho Đông y ở các tỉnh Hưng Yên, Lâm Đồng, Hòa Bình để phát triển ngành dược liệu. Nghề điêu khắc kính nghệ thuật do chuyên gia Áo đào tạo đã thất truyền sẽ được phục hồi ở Hà Đông. Mục đích của việc đào tạo nghề mới nhằm đưa năng suất cao hơn, người nông dân- thợ sẽ có hiểu biết về thông tin và công nghệ điện tử để phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm".

Cao Bằng: Đào tạo trình độ trung cấp nghề cho 1.000 học viên

Theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, UBND tỉnh Cao Bằng dự kiến kế hoạch đào tạo năm 2011 là 6.000 học viên trong đó đào tạo 1.000 học viên ở trình độ trung cấp, 5.000 học viên ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.

Với kế hoạch này, Cao Bằng là một trong số ít tỉnh dạy nghề cho nông dân ở trình độ trung cấp nghề nhằm cung cấp nhân lực có tay nghề vững cho một số ngành nghề mũi nhọn ở địa phương. Hiện, tỉnh này đang nhanh chóng hoàn thiện hệ thống trung tâm dạy nghề cấp huyện (đẩy nhanh tiến độ xây dựng 7 trung tâm và xây mới 4 trung tâm) và liên kết với các trường nghề hệ trung cấp, cao đẳng để có cơ sở hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem