Nghề truyền thống
-
Từ nguồn nguyên liệu dồi dào, mắm tép làm từ đặc sản tép tươi Ngọc Vừng (Vân Đồn) nức tiếng, đã được cải tiến quy trình, chắt lọc tinh hoa nghề, đầu tư chế biến thành sản phẩm OCOP tiện dụng, chất lượng.
-
Miến là món ăn quen thuộc của người Việt, được hình thành lâu đời ở các vùng quê và trở thành nghề truyền thống tại một số địa phương. Khoảng vài chục năm trước, người gốc Bắc ở khu vực Kẻ Sặt, Hố Nai, nay thuộc các phường: Tân Biên, Hố Nai, Tân Hòa (TP.Biên Hòa) đã mở xưởng làm miến theo kiểu Bắc.
-
Gác kèo ong (còn gọi là “ăn ong”) là nghề truyền thống của cư dân đất rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau, đã được công nhận di sản cấp quốc gia. Các thế hệ đi trước đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu, cốt lõi giúp đời sau giữ nghề.
-
Festival nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 với quy mô quy tụ hơn 250 đơn vị tham gia, Festival là điều kiện để các địa phương trong tỉnh quảng bá những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh và năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội đến với du khách trong nước và quốc tế.
-
Thời gian qua, hoạt động làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được khôi phục, duy trì và có bước phát triển mạnh mẽ.
-
Hiện nay, Điện Biên chưa có nghề, làng nghề được công nhận theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
-
Ở tỉnh Gia Lai có một nghề truyền thống rất đặc biệt, người dân mỗi ngày ngồi tước từng sợi dây từ bao lúa (phần lớn đã bị rách" rồi đan chúng lại với nhau. Đây là nghề bện dây thừng của người đồng bào Jrai tại xã Ia Piar (huyện Phú Thiện).
-
Dẫu nghề nặn nồi thủ công có nhiều vất vả, nhưng từ bao đời nay, phụ nữ "làng nồi" xã Trù Sơn (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) vẫn chăm chỉ lao động mưu sinh và góp phần gìn giữ nghề truyền thống độc đáo của quê hương.
-
Lò gạch Mang Thít trải dài hơn 30km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Mang Thít, nằm bên những dòng sông Cổ Chiên, mang một sắc đỏ vô cùng ấn tượng giữa vùng sông nước.
-
Một vị quan dưới triều Lý sau chuyến công cán xa đất Kinh thành đã lập hành cung làm chỗ đi lại. Kể từ cái mốc năm 1211 ấy cho đến nay đã 800 năm có lẻ, Vị Khê (xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) xứng đáng trở thành làng cây cảnh lâu đời nhất Việt Nam.