Nghề truyền thống
-
Không còn phát cuồng bởi cúc hoạ mi như trước, những ngày này, người dân Hà Nội chuyển sang chơi loại cúc chi vàng rực. Đáng nói, thay vì mua chậu cúc chi, người chơi lại chọn mua loại cắt cành giúp dân buôn hoa hốt bạc.
-
Người Chăm tại ÐBSCL phần lớn sinh sống ở An Giang. Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Chăm có văn hóa ẩm thực đặc trưng. Với tập quán ăn bốc bằng ba ngón tay của bàn tay phải, người Chăm ở ÐBSCL thường chế biến thức ăn khô; chỉ dùng muỗng trong những món ăn có nước.
-
Xuất phát từ bài toán vừa phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa phải đạt năng suất tối đa, anh vợ chồng chị Yến (xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang) đã thiết kế lò sấy sử dụng hoàn toàn bằng điện năng cho năng suất từ 8 tạ - 1 tấn mì gạo mỗi ngày.
-
Qua gần một thế kỷ thăng trầm làng nghề đan nón lá Đan Du, Kỳ Thư, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn tồn tại và phát triển, mang tới thị trường những sản phẩm truyền thống và đem lại thu nhập cho những phụ nữ của làng.
-
Phố Thông Huề, xã Đoài Dương (huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) bao đời nay vốn nổi tiếng với nghề làm tương lúa mì (người địa phương gọi là tương Mẹc Cảng). Tương Mẹc Cảng là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo đặc trưng của miền biên viễn Trùng Khánh.
-
Xã hội của thời kỳ hiện đại, trong dòng chảy của đời sống hiện đại, hình ảnh những người làm đầu Lân tưởng chừng chỉ còn trong ký ức của những thế hệ đã qua. Thế nhưng, ở miền quê ngoại thành Hà Nội là phường Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn có những người đam mê với giấy bồi, khung tre và vải màu.
-
Làng cổ Quất Động (huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) cách trung tâm thành phố khoảng 25km, được coi là cái nôi của nghệ thuật thêu tay truyền thống.
-
Xóm bó chổi cọng lá dừa ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nơi được xem là cái nôi của nghề bó chổi đã tồn tại gần nửa thế kỷ. Cũng nhờ nghề này, nhiều gia đình ở đây đã trở nên khá giả hơn, có điều kiện lo cho con ăn học.
-
Trải qua hơn 100, những người thợ của làng chiếu 100 năm ở xã Định Yên và xã Định An (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) vẫn miệt mài với công việc. Ngoài duy trì cuộc sống, đó còn là hành trình lưu giữ nét đẹp văn hóa địa phương.
-
Là truyền nhân đời thứ 6 nghề làm nhẫn bạc của người Churu tại xã Tu Tra (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng), nghệ nhân Ya Tuất (51 tuổi) không nhớ đã làm bao nhiêu cặp nhẫn cho các đôi bạn trẻ làm tín vật, nên vợ nên chồng.