Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Bùi Nhài,
Trung tâm tư vấn tâm lý Thành Đạt (Hà
Nội), bé gái bị xâm hại tình dục khi đã hơn 6 tuổi thì dễ ám ảnh đến lúc trưởng thành. Những ám ảnh
này sẽ khiến bé gái khi lớn luôn có ác cảm với nam giới, kể cả những hành động yêu thương thật sự.
Có những người còn không bao giờ chơi với bạn nam cùng lớp...
Còn nếu trẻ xâm hại tình dục ở giai đoạn từ hơn 1 tuổi đến 6 tuổi
thì đến khi trưởng thành, phần lớn trẻ sẽ không còn nhớ đến những sang chấn từng xảy ra. Tuy nhiên,
những sang chấn này tự động được não bộ lưu vào vùng vô thức. Khi trưởng thành, nếu trẻ gặp những
tình huống bị hành hạ thể xác như cưỡng hiếp, bạo lực… thì tất cả sự dồn nén trong vùng vô thức sẽ
bùng phát, khiến trẻ bị tổn thương nặng hơn so với những trẻ khác.
Do đó, cách tốt nhất để giúp trẻ vượt qua những sang chấn trong
tương lai là phải cho trẻ một chỗ dựa về tinh thần, gia đình hạnh phúc, môi trường giáo dục thuận
lợi.
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư TP.Hà
Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, về vụ việc bé gái 3 tuổi ở quận Gò Vấp (TP.HCM) nghi bị 2
bảo mẫu xâm hại tình dục, nếu nội dung sự việc đúng như tố cáo của mẹ cháu bé mà báo chí phản ánh
thì tùy từng trường hợp mà các bảo mẫu có thể bị xử lý theo các hình thức khác nhau.
Một là, nếu việc các bảo mẫu xâm hại
vùng kín của cháu bé và bắt
các bạn nam quan hệ với bạn nữ mà mục đích chỉ để hành hạ cháu bé và
không để lại thương tích và
hành vi này diễn ra nhiều lần thì họ có thể xử lý về tội "Hành hạ người
khác" theo quy định tại khoản 2 Điều 110 BLHS với tình tiết định khung
là: Phạm tội đối với trẻ em, đối với nhiều người
(tương tự như trường hợp của hai bảo mẫu ở cơ sở Phương Anh) với khung
hình phạt từ 1 - 3 năm tù.
Trong trường hợp này thì bị hại là cả bé nam lẫn bé nữ. Nếu hành vi hành
hạ người khác diễn ra
nhiều lần thì lần nào gây thương tích sẽ bị xử lý về tội "cố ý gây
thương tích" còn các lần khác
không gây ra thương tích sẽ bị gộp lại xử lý về tội "hành hạ người
khác".
Nếu hành vi này của các bảo mẫu mà để lại thương tích thì có thể
xử lý theo Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trường hợp này không cần có thương
tích đến 11%, vì người bị hại là trẻ em. Theo khoản 1 Điều 104 thì mức hình phạt từ cải tạo không
giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tất nhiên, để biết chính xác mức độ thương
tích thì phải đưa cháu bé đi giám định.
Còn nếu qua điều tra mà xác định hành vi đó không đủ để truy cứu
trách nhiệm hình sự thì các bảo mẫu chỉ bị xử lý hành chính. Điểm k khoản 3 Điều 7 Nghị định
73/2010 quy định xử phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp xâm hại sức khỏe người
khác. (Nghị định này mới hết hiệu lực ngày 28/12/2013 để thay thế bằng Nghị định 167/2013 nhưng
những hành vi này diễn ra khi Nghị định còn hiệu lực).
Hai là, nếu hành vi này của các bảo mẫu nhằm mục đích thỏa mãn
dục vọng của bản thân thì các bảo mẫu sẽ bị xử lý về tội "Dâm ô đối với trẻ em" theo quy định tại
Điều 116 Bộ luật Hình sự. Với các tình tiết định khung tại khoản 2 như đối với nhiều trẻ em; đối
với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục; và có thể là cả tình tiết phạm tội
nhiều lần nữa. Mức hình phạt cho khoản 2 điều này là 3 - 7 năm tù. Cũng như trường hợp phạm tội
Hành hạ người khác thì bị hại ở đây là cả bé nam và bé nữ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.