Nghịch tử ngáo đá sát hại cả nhà có được coi là mất năng lực hành vi?

Yến Linh Thứ năm, ngày 14/03/2019 08:00 AM (GMT+7)
Các đối tượng ngáo đá gây án đặc biệt nghiêm trọng xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, theo luật sư "ngáo đá" không được coi là mất năng lực hành vi để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Bình luận 0

Vừa qua, hai vụ án mạng khiến 4 người chết ở Tp. Hồ Chí Minh và Long An được cơ quan điều tra xác định nghi phạm là Nguyễn Hoàng Nam (26 tuổi). Theo đó, vào trưa ngày 11.3, Nam sử dụng ma túy và có ảo giác gia đình ngăn cấm chuyện tình yêu của mình với một cô gái ở Long An nên đối tượng đã rất tức giận quyết định  “giết hết”.

Nam đã cầm dao xuống Long An,  ra tay sát hại bà ngoại cô gái. Tiếp đó, hắn trở về nhà ở xã Tân Hiệp sát hại mẹ ruột, cha ruột và bà nội.

img

Nghịch tử đã dùng dao giết chết cả gia đình. 

Với hành vi dã man như trên, nghịch tử giết cả gia đình Nguyễn Hoàng Nam sẽ phải đối diện với mức án nào?

Trao đổi với Dân Việt luật sư Phạm Quang Xá, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: “Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, Nguyễn Hoàng Nam có thể đối mặt với mức án cao nhất – tử hình”. Cụ thể:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Hành vi gây án của nghi phạm Nguyễn Hoàng Nam được thực hiện sau khi sử dụng ma túy, gây ảo giác có được coi là mất năng lực hành vi để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Luật sư Phạm Quang Xá cho biết: "Không thể coi Nguyễn Hoàng Nam “ngáo đá” là mất năng lực hành vi để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Điều 51 BLHS quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có nhắc đến một tình tiết giảm nhẹ liên quan đến yếu tố tinh thần là: Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.

Như vậy, trạng thái tinh thần kích động của người phạm tội phải xuất phát từ hành vi sai trái của nạn nhân chứ không phải do người phạm tội sử dụng ma túy, rượu bia,… Do đó, chắc chắn không thể xem việc Nam sử dụng ma túy, tinh thần không tỉnh táo rồi gây án là tình tiết giảm nhẹ.”

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s)14 Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t)15 Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x)16 Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem