Ngỡ ngàng: Cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị vây bắt bán cho thương buôn

Gia Khiêm Thứ tư, ngày 03/02/2021 12:25 PM (GMT+7)
Cá chép tiễn ông Công ông Táo chưa kịp về “chầu trời” đã bị đội quân dùng lưới vợt bắt rồi bán ngay cho thương buôn đứng chờ sẵn khiến nhiều người Hà Nội vô cùng ngỡ ngàng, bức xúc.
Bình luận 0

Sáng ngày 3/2 (tức 22 tháng Chạp âm lịch), nhiều người dân Hà Nội đã tranh thủ mua cá chép thả xuống sông hồ để cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Theo quan niệm dân gian, việc thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… vào ngày 22, 23 tháng Chạp (âm lịch) là để chở ông Táo lên chầu trời.

Ngỡ ngàng: Cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị đội quân dùng lưới vây bắt bán cho thương buôn  - Ảnh 1.

Ngỡ ngàng: Cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị đội quân dùng lưới vây bắt bán cho thương buôn  - Ảnh 2.

Ngỡ ngàng: Cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị đội quân dùng lưới vây bắt bán cho thương buôn  - Ảnh 3.

Ngỡ ngàng: Cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị đội quân dùng lưới vây bắt bán cho thương buôn  - Ảnh 4.

Cá chép vừa được thả xuống hồ Linh Đàm đã bị vợt bắt lại.

Người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa.

Ngoài ý nghĩa "cá hóa long", nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam. Trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Ngỡ ngàng cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị đội quân dùng lưới vây bắt bán cho thương buôn  - Ảnh 4.

Cá sau khi bắt được nhóm này dồn vào túi để dưới hồ.

Tuy nhiên, hành động đẹp đó đã bị một số đối tượng lợi dụng để kiếm tiền bất chính. Theo ghi nhận của PV Dân Việt, sáng ngày 3/2, rất đông người dân đã tổ chức cúng lễ ông Công ông Táo sớm. Sau khi sửa soạn mâm lễ cúng bái, mọi người cùng nhau mang cá chép ra ao hồ thả phóng sinh với hy vọng một năm êm ấm, gia đình hạnh phúc, hoà thuận…

Thế nhưng khi cá chép vừa thả xuống hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chưa được bao lâu, nhiều người ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh hai người đàn ông cầm theo vợt lưới ngang nhiên bắt cá cho vào túi.

Ngỡ ngàng: Cá cúng ông Công ông Táo vừa thả xuống hồ đã bị vây bắt bán cho thương buôn  - Ảnh 7.

Cuộc ngã giá, đưa tiền cho nhóm người bắt cá diễn ra chóng vánh.

Khi hỏi tại sao lại bắt "phương tiện của ông Táo", người này nói "chúng tôi bắt mang về nuôi". Chỉ trong ít phút, nhóm người này vợt được hàng trăm con cá chép đỏ cho vào túi.

Sau đó không lâu, xuất hiện một người phụ nữ đã đến hỏi mua số cá chép nhóm người này vừa bắt được. Người đàn ông lập tức xách túi cá lên đưa ngay trên đường. Cuộc ngã giá diễn ra chóng vánh. Sau khi đưa tiền cho nhóm người đàn ông trên, người phụ nữ nhanh chóng rời đi.

Chứng kiến cảnh tượng trên, một người dân vô cùng bức xúc: "Tôi không hiểu sao họ lại làm cái trò này. Cá người dân vừa cúng lễ xong chưa kịp tiễn ông Công ông Táo đã bị bắt lại. Những con cá này chắc chắn lại được đưa đi bán. Thật không thể chấp nhận được!".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem