Những câu chuyện đó đã được đoàn Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018 ghi nhận, trong chuyến tham quan, tìm hiểu nền nông nghiệp Nhật Bản tháng 4.2018.
Những vườn táo cánh quạt chổng ngược
Đoàn “siêu” nông dân Việt Nam đến thủ phủ nông nghiệp của Nhật Bản là tỉnh Chiba vào những ngày đầu tháng 4, khi mà những cánh hoa anh đào đã bắt đầu nở bung hết, nhiều mảnh vườn thậm chí chỉ còn trơ lại cây và lá, hoa đã gần như rụng hết. Nhưng không ai thất vọng vì việc không được ngắm loài hoa nổi tiếng, bởi thay vào đó họ đã được tận thấy nhiều phương cách làm nông độc đáo, thú vị vô cùng.
Điểm đầu tiên mà đoàn đến thăm là vườn táo cỡ 500m2, trồng chừng 50 cây của lão nông Sariku. Lúc đặt chân vào vườn, nếu không trông thấy những quả táo treo lúc lỉu trên cây, chắc các thành viên trong đoàn cũng khó nhận biết đây là… cây táo. Quả thực là những cây táo trông rất khác ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Chúng như những chiếc quạt điện chổng ngược, rất ít cành, ít tán.
Những nông dân Nhật Bản ở làng Umaji, tỉnh Kochi, trong khu vườn trồng loại cây mới. ảnh: T.J.A.N
Vừa hái những quả táo chín mọng mời khách phương xa, ông Sariku vừa thủ thỉ giải thích về sự tò mò của chúng tôi: “Táo ở vùng này có thể cung cấp cho toàn nước Nhật. Sản lượng cao và chất lượng cũng rất tốt. Được như vậy không phải do chúng tôi sử dụng công nghệ, hay khoa học kỹ thuật gì đó mà chủ yếu dùng… ánh nắng mặt trời- thứ năng lượng tự nhiên”.
Trước sự ngơ ngác của các lão nông Việt, ông Sariku giải thích đơn giản: “Cây táo ở đây khi được 1-2 tuổi thì sẽ được cắt tỉa cành, rồi uốn thành một hình tròn như cánh quạt. Nhờ đó, cành cây nào cũng được chìa ra đón ánh nắng mặt trời và ra rất nhiều hoa, quả...”. Nghe vậy, “Vua cam Hàm Yên” Đoàn Văn An (Tuyên Quang) cảm thán: “Thông minh thế là cùng”.
Bảo quản gừng bằng... đất
Cạnh vườn táo của lão nông Sasiku là vườn trồng gừng của ông Okamoto. Vào thăm vườn, các Nông dân Việt Nam xuất sắc đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi được tận mắt chứng kiến những cách làm nông quá đỗi sáng tạo. Ông Okamoto làm nông, trồng gừng đã 40 năm. Kiểu trồng gừng của ông chả giống ai.
Ông trồng các luống khoai môn cao bao quanh ruộng gừng. Hỏi để làm gì, ông bảo để chống gió: “Gừng kỵ nhất là gió. Gió sẽ làm lay động lá, động đến gốc, ảnh hưởng sự phát triển của củ”.
Đoàn NDVN xuất sắc thăm cơ sở sơ chế, bảo quản cà chua. ảnh: Đ.T
Đất trồng gừng không được Okamoto bón phân, tưới nước! Đất toàn được bón bằng… lá cây, rơm khô. Ông bảo
Những ngày ở Nhật Bản, chúng tôi còn tận thấy nhiều điều lạ lẫm trong làm nông ở đây nữa, như là việc thay vì bón phân cho cây trồng làm ô nhiễm môi trường thì người dân lại tận dụng vỏ sò ở biển xay nhỏ để bón cho cam, quýt; rồi để cỏ mọc tự nhiên trong vườn nhằm giữ ẩm cho cây trồng, hay dùng ánh sáng để dụ bắt côn trùng, sâu bệnh hại hoa màu… |
chẳng có loại phân bón nào tốt bằng 2 loại đó. Bón vậy vừa đảm bảo gừng không sâu bệnh, vừa lớn nhanh như thổi, năng suất cao. Ở Việt Nam, mỗi ha gừng cho thu chừng 40-80 tấn/ha, nhưng Okamoto nghe thế liền bảo “quá ít”: Vườn của ông đạt năng suất trên 100 tấn/ha là bình thường, doanh thu tính ra tiền Việt hàng tỷ đồng/năm.
Việc trồng gừng, chăm sóc gừng của ông Okamoto đã lạ, nhưng thấy cách bảo quản của ông lại càng lạ lẫm hơn. Sau khi tìm hiểu việc trồng xong, chúng tôi đề nghị ông cho xem phòng bảo quản gừng. Ông lão hăng hái dẫn chúng tôi băng qua 1 cánh đồng nhỏ đến một vuông đất trông bình thường như bao vuông đất khác.
Okamoto chỉ tay: “kho bảo quản gừng của tôi đây”. Chúng tôi mắt tròn mặt dẹt chưa hiểu chuyện thì ông thoăn thoắt trèo lên chiếc xe múc đất đang nằm cạnh đó. Chiếc xe gầm gừ tiến lên mô đất trồng rồi buông gầu xuống múc lấy từng thìa đất.
Đào chừng mười phút, khi mà độ sâu đã chừng 3m, ông lão tắt máy, rồi cầm chiếc xẻng nhảy ào xuống hố sâu. Ông đưa tay cạo nhẹ lớp đất rất mịn, trước mắt chúng tôi dần hiện lên những bao gừng. Củ nào củ nấy trắng phau, mây mẩy, nằm xếp gọn gàng trong những chiếc bao tải lưới màu xanh.
Việc bảo quản gừng theo cách chôn dưới đất của ông Okamoto đơn giản chỉ dựa theo nguyên lý: Củ đã tươi ở đất thì không nên đưa nó lên để nó mất nước, mọc mầm. Khi củ gừng sắp thu hoạch ở 12 độ C thì sau thu hoạch cũng phải cho nó ở 12 độ C. Nghĩ là làm, ông đào hố để… bảo quản gừng dưới lòng đất. 40 năm nay ông đều làm thế và củ gừng lôi lên từ kho bảo quản dưới đất đã đi khắp nước Nhật. Không phải dùng máy móc, không sử dụng công nghệ, không tốn tiền bảo quản, không cần hóa chất…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.