Ngoài Càn Long, tham quan Hòa Thân cả đời e dè sợ hãi người nào?
Ngoài Càn Long, tham quan Hòa Thân cả đời e dè sợ hãi người nào?
Thứ ba, ngày 26/09/2023 10:31 AM (GMT+7)
Là đại thần dưới thời vua Càn Long, tham quan Hòa Thân đã chèn ép, hãm hại không ít trung thần. Thế nhưng, Hòa Thân lại nơm nớp lo sợ tướng quân A Quế. Vì sao lại vậy?
Tham quan Hòa Thân là một trong những đại thần nổi tiếng của nhà Thanh. Làm quan dưới thời vua Càn Long, Hòa Thân được đánh giá là người thông minh, giỏi đoán ý và lấy lòng nhà vua. Vậy nên, ông được Càn Long tin tưởng, trọng dụng và giao cho nhiều trọng trách quan trọng.
Đường công danh của Hòa Thân thăng tiến rất nhanh. Từ một thị vệ nhỏ bé, Hòa Thân lần lượt được giao cho những chức vụ quan trọng gồm: Đại thần Quản khố, Thị lang Bộ Hộ, Quân cơ đại thần và sau đó được phong làm đại thần Tổng quản phủ Nội Vụ.
Nhờ vậy, Hòa Thân trở thành đại thần có quyền lực lớn trong triều, dùng đủ mọi thủ đoạn để vơ vét tài sản, làm giàu cho bản thân. Đồng thời, Hòa Thân chèn ép, hãm hại không ít trung thần có ý kiến trái ngược hoặc đứng ra vạch tội ông.
Theo đó, Hòa Thân khiến không ít văn võ bá quan lo sợ, phải đút lót, nịnh nọt, bợ đỡ tham quan này. Thế nhưng, ít ai có thể ngờ, Hòa Thân lại nơm nớp lo sợ khi đứng trước tướng quân A Quế. Được hoàng đế Càn Long tín nhiệm và ưu ái, tướng quân A Quế được phép cưỡi ngựa vào Tử Cấm Thành. Đây là ân sủng đặc biệt của nhà vua mà không phải ai cũng dễ dàng có được.
Sở dĩ như vậy là vì tướng quân A Quế lập được nhiều chiến công lừng lẫy cho nhà Thanh cũng như vua Càn Long. Trong số này, ông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp Càn Long dẹp yên các cuộc phản loạn và tấn công của những bộ tộc vùng biên giới.
Là vị tướng dũng mãnh, mưu lược, tướng quân A Quế đã đánh bại và bắt sống nhiều tướng sĩ kẻ địch. Nhờ vậy, Càn Long thường khen ngợi võ nghệ và sự dũng cảm của tướng quân A Quế trước văn võ bá quan trong triều.
Vào năm 1776, tướng quân A Quế được phong làm Nhất đẳng Thành Mưu Anh Dũng công, Đại học sĩ, Đô thống Mãn Châu Chính Hồng kỳ. Theo đó, ông vừa có quyền lực chính trị vừa nắm binh quyền trong tay. Điều này khiến Hòa Thân ghen tị vì không bao giờ có thể vươn tới vị trí này.
Theo đó, tướng quân A Quế làm rõ trách nhiệm của Hòa Thân vì dẫn quân thất bại. Biết chuyện, vua Càn Long lập tức triệu Hòa Thân về Bắc Kinh và giao toàn bộ quyền chỉ huy cho tướng quân A Quế.
Từ đó về sau, Hòa Thân vừa căm hận tướng quân A Quế vừa sợ hãi vì không thể làm gì mãnh tướng chính trực này. Do đó, mỗi lần gặp mặt tướng quân A Quế, Hòa Thân không dám hống hách, có hành động bất kính với vị tướng được Càn Long trọng dụng.
PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.