Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trước đó, vào ngày 15/5, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa XI đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía Bắc đảo Phú Quý.
Theo đó, dự án Kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía Bắc đảo Phú Quý có tổng chiều dài 1,9km với tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, nhằm mục tiêu ngăn chặn tình trạng xâm thực gây sạt lở bờ biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, cải tạo cảnh quan môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Dự án gồm 2 đoạn kè, trong đó, đoạn 1 có chiều dài khoảng 560m và đoạn 2 có chiều dài khoảng 1.340m (tổng chiều dài 1,9km). Trên tuyến kè bố trí hệ thống tiêu nước, đường quản lý trên đỉnh kè, đường kết nối hệ thống giao thông trong khu vực, bậc lên xuống mái kè và các hạng mục phụ trợ khác.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, Dự án thuộc nhóm B có tổng mức đầu tư khoảng 300 tỉ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và thời gian thực hiện dự án là 4 năm.
Được biết, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) cách đất liền là TP. Phan Thiết khoảng 56 hải lý với dân số khoảng 30.000 người và thời gian gần đây rất thu hút du khách khắp moi miền đất nước ra thăm đảo…
Vì vậy, khi hay tin Nhà nước đầu tư dự án Kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía Bắc đảo Phú Quý người dân xứ đảo tỏ ra rất vui mừng, phấn khởi…
Nhiều ngư dân ở xã Long Hải (Phú Quý) cho biết, thời gian qua tuyến đường ven biển xã Long Hải dài hơn 2 km thường bị sóng biển xâm thực sâu vào bờ, có nơi bị gần 15 m. Do không có tuyến kè biển nên có một số căn nhà của người dân ven biển bị hư hỏng.
Hàng năm đến gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, trên đảo thường bị ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới khiến bà con rất lo lắng, nhất là những ngày thời tiết xấu. Nếu bờ kè được xây dựng để chống xâm thực thì bà con trên đảo yên tâm an cư lập nghiệp…
Anh Năm Hòa, một ngư dân sống lâu năm trên đảo cho biết, gia đình anh đã có mấy đời sống trên đảo Phú Quý và đã chứng kiến tình trạng sóng biển xâm thực làm sạt lở bờ biển nên bà con rất âu lo.
Theo anh Năm Hòa, nguyên nhân đảo bị xâm thực và sạt lở là do sự tác động của sóng biển, dòng chảy, chịu ảnh hưởng của gió mùa thổi trực tiếp vào bờ gây sóng to. Có những lúc sóng biển cao hơn 4 m đã ảnh hưởng đến trực tiếp vào bờ khiến bà con ngư dân trên đảo lo lắng.
"Khi hay tin Nhà nước và tỉnh Bình Thuận thông qua chủ trương đầu tư dự án kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển phía Bắc đảo, không riêng gì tôi mà bà con trên đảo này ai cũng vui, hy vọng dự án được sớm triển khai…", anh Năm Hòa nói.
Theo HĐND tỉnh Bình Thuận, việc đầu tư xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở bờ biển ăn sâu vào đất liền, bảo vệ nhà cửa, tính mạng, tài sản của người dân trên đảo Phú Quý là rất cần thiết.
Khi công trình hoàn thành, sẽ tạo thêm những công trình hạ tầng khác dọc bờ biển, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân trong khu vực. Bên cạnh đó là tạo cảnh quan môi trường, điểm vui chơi, ngắm cảnh cho nhân dân địa phương, du khách khi đến đảo. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, tại đảo Phú Quý hiện có Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý (mới xây giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư trên 544 tỉ đồng. Dự án này được khởi công từ năm 2016, hoàn thành năm 2022.
Hiện đang thi công Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý (giai đoạn 2) với tổng mức đầu tư 450 tỉ đồng, thời gian thực hiện 4 năm, từ 2023-2026.
Dự án giai đoạn 2 đang được triển khai thực hiện và khi hoàn thiện khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Quý đạt quy mô neo đậu 1.000 chiếc/600CV.
Khu neo đậu này nhằm để cho ngư dân Bình Thuận và các tỉnh lân cận hoạt động khai thác hải sản và neo đậu, tránh trú bão an toàn và tiếp tế lương thực...
Huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý với diện tích tự nhiên 17km2, dân số khoảng 30.000 người. Các cơ quan chức năng huyện Phú Quý xác định phát triển kinh tế với 2 trụ cột chính là đánh bắt thủy sản, hậu cần nghề cá và thương mại dịch vụ, du lịch.
Huyện đảo Phú Quý là một trong những đảo có đông người dân sinh sống và tầm quan trọng chiến lược trong việc xác định chủ quyền vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Vùng biển quanh khu vực đảo Phú Quý được đánh giá là một trong những ngư trường lớn với sản lượng khai thác hàng năm đạt hàng trăm ngàn tấn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.