Người cố thủ, tự rạch bụng có thể bị hoang tưởng

Thứ tư, ngày 01/12/2010 08:27 AM (GMT+7)
Biểu hiện tự rạch bụng để phủ nhận sự sống của mình có thể do bệnh nhân đang chịu quá nhiều áp lực dẫn đến hoang tưởng - Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình - Viện Xã hội học Việt Nam nhận định.
Bình luận 0
img
Người nhà của Trung đang chăm sóc anh và khóa trái cửa để Trung không phải tiếp xúc với người lạ.

Trước đó, ngày 26-11, tại phòng học 105 của giảng đường A2, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Văn Trung, 34 tuổi, ở số 19, tổ 40, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, dùng kính tự rạch bụng.

Ngay sau khi dùng kính để rạch bụng mình, Trung được đưa vào Bệnh viện 19 - 8, Bộ Công an để cấp cứu. Ngay sau khi mổ, bệnh nhân được chuyển xuống phòng hậu phẫu 2.

Chúng tôi đến thăm bệnh nhân vào chiều cuối tuần. Trước đó, phòng của bệnh nhân này luôn có các cán bộ công an túc trực, nhưng sau đó thấy bệnh nhân có biểu hiện của hoang tưởng nhiều hơn nên để người nhà vào chăm sóc.

Trong phòng hậu phẫu, bệnh nhân này được ở một mình một phòng, người lạ bước vào là Trung hét toáng lên. Khi phóng viên đến, bệnh nhân đã tỉnh và hét lên vì sợ. Trung cho rằng, không quen biết và không được lại gần. Vợ và em gái của Trung đã đến để chăm sóc và từ chối cung cấp mọi thông tin trước đó về Trung. Theo một người bạn của Trung, trước đó sức khỏe của Trung rất bình thường.

Theo quan sát của chúng tôi, Trung có thể nói chuyện và gọi điện cho gia đình. Trong tiếng nói thều thào và ho khan, Trung vẫn cười và hứa với gia đình sẽ nhanh trở về nhà. Người bạn đến thăm Trung cầm tờ báo viết về hành động của Trung chỉ thở dài “may mà được cấp cứu kịp thời”.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Ngọc Hanh, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp 3 (Bệnh viện 19 - 8), hiện tại, bệnh nhân hồi phục rất tốt, có tinh thần hợp tác với bác sĩ. Hiện, chưa có kết quả chính thức về biểu hiện hoang tưởng, vì việc kết luận biểu hiện hoang tưởng cần một thời gian dài.

Trước đó, bệnh nhân đã nhớ được tên tuổi và đọc cho các bác sĩ số điện thoại nhưng không gọi được. Đến đêm, người nhà bệnh nhân tự tìm đến.

Theo Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình - Viện Xã hội học Việt Nam, biểu hiện của bệnh nhân Trung có thể do bị kích động, hoang tưởng. Khi có biểu hiện chịu áp lực quá lớn nên bị kích động và muốn tự tàn sát mình và đối phương. Bệnh nhân cảm thấy cùng cực nên phủ nhận sự sống của mình. Nhưng hiện tại, bệnh nhân rất hợp tác với bác sĩ đó là một biểu hiện dần hồi phục trạng thái tâm lý bình thường, vẫn muốn khao khát cuộc sống.
Theo Khoa học Đời sống
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem