Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết ở hồ Tây mỗi ngày làm phân bón cây

Tuệ Lâm Thứ ba, ngày 29/11/2022 07:10 AM (GMT+7)
Một người đàn ông ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đều đặn ngày 2 lần đi xe máy từ nhà lên hồ Tây xin cá chết về ủ vườn, bón cây ăn quả.
Bình luận 0
Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 1.

Nhiều ngày gần đây cá ở hồ Tây chết liên tục, việc này làm đau đầu cơ quan chức năng, người dân sinh sống ven hồ Tây luôn phải sống trong cảnh hôi tanh của cá chết.

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 2.

Tuy vậy, cá hồ Tây chết lại là cơ hội tốt cho một người đàn ông quê ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) cải thiện chất lượng đất trồng cây ăn quả, làm phân bón gốc bưởi, thậm chí làm thức ăn cho lợn.

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 3.

Người này tiết lộ, việc xin cá chết ở hồ Tây về để ủ làm phân bón cho vườn, loạt này có tác dụng rất tốt đối với bưởi, bỏ đi thì rất lãng phí: "Nhà tôi cách đây khoảng 20 km, từ hôm cá ở hồ Tây chết đến nay gần như ngày nào tôi cũng lên hồ lấy cá chết. Một chuyến như thế này tôi chở được khoảng hơn một tạ cá chết. Nhiều người cảm thấy hiếu kỳ trước việc làm của tôi nhưng thực tế tôi chỉ xin về ủ thành phân rồi bón gốc cây trong vườn", người này bộc bạch.

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 4.

Cá chết dưới lòng hồ được công nhân vệ sinh môi trường gom lại sau đó đổ vào thùng rác, đến tối bên môi trường đô thị sẽ đến và thu gom sau đó vận chuyển đi đổ ở những bãi rác đã được quy định sẵn.

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 5.

"Trước khi vào nhặt cá chết ở trong các thùng rác do công nhân vớt lên tôi đã xin ý kiến của họ. Từ hôm đến giờ nếu đem lên cân thì có lẽ tôi đã vận chuyển cả tấn cá chết ở hồ Tây về nhà ủ thành phân bón vườn rồi. Tôi làm rất cẩn thận, tất cả cá chết đều được đựng trong thùng nhựa có nắp khóa, bao tải thì bên trong sẽ ni lông bao bọc để tránh tình trạng bốc mùi, nước thải từ cá chết chảy ra đường, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh", người đàn ông này cho biết.

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 6.

Hiện tượng cá chết trên mặt hồ Tây bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 9/2022. Số lượng cá chết lác đác, phân tán trên hồ vào ban đêm và rạng sáng trôi dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên.

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 7.

Những ngày qua, công nhân vệ sinh môi trường liên tục phải làm nhiệm vụ vớt cá chết nổi trên mặt hồ Tây. Loại cá chết nhiều nhất là cá mè, cá trôi, cá rô phi...

Người đàn ông vận chuyển hàng tạ cá chết rời hồ Tây mỗi ngày - Ảnh 8.

Sau khi cùng vào cuộc kiểm tra, xác minh hiện tượng cá chết tại hồ Tây, 3 Sở của Hà Nội gồm Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, vào khoảng tháng 9 và 10, khi thời tiết giao mùa thường xảy ra hiện tượng cá chết lác đác ở hồ Tây. Theo nhận xét sơ bộ của liên ngành, hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân. Ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nêu về hiện tượng thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm; ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu về khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo... gây ra), cá bị bệnh...


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem