Người ê đê

  • Không chỉ khéo vận động, già làng Y Hơ Êban ở buôn Knia 4, xã Ea Ba, huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) còn là người giỏi làm ăn. Hơn 15 năm trong vai trò già làng, ông Y Hơ như cây đại thụ, làm chỗ dựa cho đồng bào Ê Đê ở Knia 4.
  • Người Ê Đê thường xây dựng nhà dài truyền thống để phục vụ sinh hoạt cho từ 3 đến 4 thế hệ trong gia đình. Kiến trúc ngôi nhà dài rất độc đáo và được xây dựng theo hướng Bắc – Nam, các vật liệu chủ yếu là từ gỗ, tre, nứa, ngói,...
  • “Lễ cúng Bến nước” là một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Ê Đê. Lễ được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng đoàn kết, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  • Trước phản ứng gay gắt của dư luận về việc nhóm F Band sử dụng chiếc khăn có họa tiết giống khăn Piêu của người Thái để đóng khố khi biểu diễn trong đêm bán kết Nhân tố bí ẩn diễn ra ngày 12.10, Ban tổ chức chương trình đã lên tiếng thừa nhận sai sót và gửi lời xin lỗi đến đồng bào dân tộc Thái.
  • Thời điểm này, Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) đang bước vào mùa mưa. Đây là mùa đẹp nhất trong năm nhờ những cánh rừng xanh bát ngát và những kỳ thú mà thiên nhiên ban tặng riêng cho Yok Đôn.
  • Mình như một người con Ê Đê vắng nhà đi câu cá, nay đã có cá mang về. Mình chỉ kể lại những câu chuyện đáng nhớ. Để con cháu biết rằng, Tây Nguyên cần phải thẳm xanh, chứ không nên bị xáo tung, cạn kiệt… (lời nhà văn Y Điêng).
  • Vào một ngày cách nay cũng khá lâu, tôi được dự đêm “khan” do một nghệ nhân ở xã Ia Dom, huyện Đức Cơ (Gia Lai) thực hiện… 
  • Sau khi cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005, các hoạt động nhằm chấn hưng, khôi phục các giá trị văn hóa cồng chiêng được đẩy mạnh và đạt không ít kết quả. Song, cồng chiêng vẫn đang thiếu không gian “sinh tồn” đúng nghĩa...
  • NSƯT Anh Tú đã phóng tác sử thi “Bài ca Đam San” của dân tộc Ê Đê thành tác phẩm kịch nói “Chuyện chàng dũng sĩ” và trực tiếp đạo diễn vở kịch này. 
  • Bên núi cao thăm thẳm, hun hút vực sâu với nhiều khúc cua tử thần cheo leo hiểm trở, đèo Phượng Hoàng nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa - Đắk Lắk được dân phượt ví là “đệ nhất hùng quan” ở Nam Tây Nguyên.