Người Hà Nhì

  • “Rời nhà giờ xấu hỏng việc/ Xuất hành giờ tốt mọi sự lành” - câu khẩu ngữ dân gian mà tổ tiên truyền lại đến nay vẫn được cộng đồng bà con Hà Nhì ở bản Tá Miếu, xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên) tin tưởng. 
  • Năm 2007, 9 hộ dân người Hà Nhì nghe theo sự vận động của chính quyền xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên) lên lập bản mới Tả Ko Ky để giữ đất bám biên cương.
  • “Dân tộc Hà Nhì là dân tộc có truyền thống hiếu học. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà có nhiều người Hà Nhì đã làm cán bộ ở huyện, ở tỉnh. Đó là cả hành trình vượt qua gian khổ đi tìm chữ của rất nhiều thế hệ”.
  • Tín ngưỡng thờ thần rừng của người Hà Nhì như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ. Mỗi bản làng người Hà Nhì đều có một khu rừng cấm riêng được dân bản giữ gìn và thờ cúng thần rừng.
  • Mỗi năm, người Hà Nhì tại Y Tý, Bát Xát, Lào Cai đón ít nhất 3 cái Tết quan trọng. Tết nhúng thần rừng Gà Ma Gió vào ngày thình đầu năm, Tết thiếu nhi vào ngày tỵ liền sau đó và Tết Khu Già Già vào tháng 6 âm lịch.
  • Ban thờ tổ tiên được người La Hủ gọi là Tê khừ hay Gù cu, nhưng cụm từ Tê khừ (Bát cúng) được dùng phổ biến hơn. Ban thờ tổ tiên của người La Hủ thường được đặt ở lưng chừng cây cột cái trong căn buồng ngủ của vợ chồng gia chủ.
  • Người dân bản làng ở vùng núi Tây Bắc rất thân thiện, cởi mở nhưng có nhiều phong tục cần kiêng kỵ. Nếu hiểu được những phong tục, tập quán của họ, chuyến đi của bạn càng thêm thú vị.
  • Vùng đất Y Tý tứ bề là núi cao, quanh năm mây mù che phủ. Trên độ cao 2.000 m, lưng tựa vào dãy núi Nhù Cồ San có đỉnh cao tới 2.660 m, Y Tý hiếm khi thấy được ánh mặt trời soi đủ cả ngày.
  • Đứng trên cao nhìn xuống, vẻ đẹp mộc mạc, xưa cũ của những ngôi nhà trình tường mái xanh rêu ở Y Tý, Lào Cai, khiến nhiều người liên tưởng đến những cây nấm khổng lồ tuyệt đẹp mọc bên sườn núi.
  • Đã thành thông lệ, cứ vào tháng 10 âm lịch hằng năm, người Hà Nhì ở Mường Tè (Lai Châu), Mường Nhé (Điện Biên) lại tổ chức đón tết. Người Hà Nhì ăn tết sớm hơn Tết Nguyên đán.