Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh

Gia Khiêm Chủ nhật, ngày 11/04/2021 16:43 PM (GMT+7)
Sáng 11/4, rất đông người Hà Nội mang theo đồ lễ, vượt quãng đường hàng chục km đi Hoà Bình tảo mộ, dâng hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên dịp Tết Thanh minh.
Bình luận 0

Người Hà Nội đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh

Cụ Nguyễn Thị Nhàn (82 tuổi, ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cùng đông đảo con cháu đi xe ô tô hàng chục km lên Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình dâng hương, tảo mộ tưởng nhớ gia tiên.

Ngay từ sáng sớm, mọi người trong gia đình cụ Nhàn đã chuẩn bị đồ lễ, hương hoa… để ra mộ thắp hương. Trời oi nắng nhưng ai ai cũng rưng rưng xúc động khi được về bên mộ tổ tiên, tưởng nhớ nguồn cội.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 1.

Mọi người trong gia đình cụ Nhàn dâng hương tổ tiên.

"Tết Thanh minh năm nào cũng thế, tôi cùng các con cháu lên thăm ông nhà được chôn cất yên nghỉ tại đây. Vào ngày này, tất cả con cháu đều tập trung để đi. Thanh minh là ngày tưởng nhớ những người đã khuất, là ngày mà con cháu tưởng nhớ về cha ông mình, dù đi đâu, làm gì cũng không bao giờ được quên ngày lễ này", cụ Nhàn xúc động chia sẻ.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 2.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 3.

Cụ Nhàn vui khi con cháu quây quần bên nhau đông đủ vào những ngày lễ Tết này.

Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và được người phương Đông coi là một lễ tiết. Năm nay, thanh minh bắt đầu từ mùng 4/4 dương lịch và kéo dài trong khoảng nửa tháng. Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt.

Tiếp lời mẹ, anh Nguyễn Hoài Nam (ở bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, Tết Thanh minh hàng năm, con cháu trong gia đình anh tập trung đến đây dâng hương nhớ về nguồn cội tổ tiên.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 4.

Trẻ nhỏ theo chân cha mẹ, ông bà đến dâng hương tổ tiên.

"Đây là ngày lễ rất quan trọng để con cháu đời sau nhớ về nguồn gốc tổ tiên. Đây cũng là dịp để mọi người gắn hết hơn, đoàn kết với nhau hơn", anh Nam cho hay. 

Cùng chung cảm xúc như gia đình anh Nam, năm nào cũng vậy, dịp Tết Thanh minh cả gia đình ông Nguyễn Văn Xuân (66 tuổi, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng về Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên dâng hương tổ tiên.

Mọi người trong nhà ông Xuân chia nhau chuẩn bị đồ lễ, cắm hoa, dọn dẹp quanh mộ, chăm bón lại hàng cây xung quanh. Ai nấy đều bồi hồi xúc động.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 5.

"Tôi muốn con cháu về đây, kể cho các con nghe lại về tuổi thơ của mình. Những lời cha mẹ từng răn dạy mình để con cháu biết, nhớ về nguồn cội. Chúng ta đi đâu làm gì thì cũng chỉ có một nơi đó là nhà, đó là nguồn cội để trở về", ông Xuân bày tỏ.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 7.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 8.

Ngày Tết Thanh minh được xem là ngày giỗ chung cho tổ tiên.

Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, ngày Tết Thanh minh được xem là ngày giỗ chung cho tổ tiên của các gia đình. Tết Thanh minh không phải Tết chính nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa về cuội nguồn, gợi nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Nhân ngày này, con cháu có dịp tụ hội, quây quần cùng nhau tới các phần mộ của các thân nhân để tảo mộ.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 10.

Mọi người chuẩn bị đồ lễ cẩn thận.

Người Hà Nội vượt quãng đường hàng chục km, đội nắng đi tảo mộ dịp Tết Thanh minh - Ảnh 11.

Một cụ bà dù lên xe vẫn dõi theo phần mộ tổ tiên.

"Tết Thanh minh không chỉ diễn ra trong 1 ngày mà diễn ra trong vòng 15 ngày bắt đầu từ khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch. Đây là dịp mà các thế hệ đều mong muốn được quây quần bên nhau. Quan trọng nhất, qua đó, các thế hệ trẻ biết công ơn của tổ tiên ông bà, cha mẹ", đại đức Thích Trí Thịnh chia sẻ.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem