Người ngoài hành tinh có thể sẽ sớm lộ diện trong 30 năm tới. Ảnh minh họa.
Theo Telegraph, hai nhà thiên văn học Thụy Sĩ Michel Mayor và Didier Queloz đoạt một nửa giải Nobel vì phát hiện hành tinh đầu tiên quay quanh một ngôi sao chính giống Mặt trời.
Kể từ đó, hơn 4.000 ngoại hành tinh được phát hiện trong dải Ngân Hà với sự đa dạng về kích thước, hình thái và quỹ đạo. Hơn 100 thiên thể trong vũ trụ được đặt với tên của Queloz.
Trả lời tại London trong ngày đoạt giải Nobel, Queloz nói: “Tôi không thể tin rằng chúng ta là thực thể sống duy nhất trong vũ trụ. Có vô số hành tinh, vô số những ngôi sao và công thức cấu thành sự sống có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi”.
Queloz hiện đang công tác tại Đại học Cambridge, Anh, cho rằng sự phát triển của công nghệ giúp con người hiểu rõ hơn bất kỳ hoạt động sinh-hóa học nào
ở các ngoại hành tinh trong 30 năm tới. Đó sẽ là lúc sự sống ngoài hành tinh lộ diện, Queloz nói.
Queloz chia sẻ giải Nobel Vật lý 2019 với 2 nhà khoa học khác.
Queloz nói mình có một ngày 8.10 không mấy tốt đẹp khi chiếc xe đạp bị xì lốp và sau đó là một cuộc họp căng thẳng nên không nghe được cuộc gọi của Ủy ban trao giải Nobel. Nhà khoa học này chỉ biết mình đoạt giải khi các nhân viên nhà trường thông báo.
“Chúng tôi đã mở ra cánh cửa mới về vật lý thiên văn. Chúng tôi đã chỉ ra rằng có vô số hành tinh ngoài kia quay xung quanh một ngôi sao như Hệ Mặt trời”, Queloz nói. “Điều đó giống như phóng tầm mắt vượt qua đường chân trời và khi đó, có nhiều điều mà chúng ta chưa từng thấy”.
Sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh hiện nằm trong chương trình nghiên cứu không gian của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).
Tháng trước, các nhà khoa học phát hiện dấu vết của nước ở hành tinh K2-18b, hay còn gọi là siêu Trái đất vì hình dạng khá tương đồng. Đây có thể là manh mối giúp con người tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Một nhà nghiên cứu cho rằng nên tìm kiếm dấu hiệu của các vật thể khả nghi nằm xung quanh quỹ đạo của Trái đất vì...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.