Vậy mà, tôi đã suy nghĩ lại, rằng liệu có hoài phí không nếu tôi từ chối truyền đạt cho thế hệ nhà báo tương lai những kiến thức tích lũy được từ các khóa đào tạo của Tổ chức Thomson Foundation Hoàng gia Anh, khảo sát và tập huấn tại các tờ báo lớn Asahi Shimbun, Nikkei Shimbun Nhật Bản, và nhất là trên 20 năm trải nghiệm nghề báo của bản thân.
Tôi thấy Trường Đại học Phan Châu Trinh đang tổ chức khá tốt công tác giảng dạy bộ môn báo chí, dù gặp không ít khó khăn vì thiếu nhân sự. Mảng kiến thức cơ bản ngành nghề như Cơ sở lý luận báo chí, Lịch sử Báo chí thế giới, Lịch sử Báo chí VN do các giảng viên chuyên nghiệp, có nghiên cứu bài bản về báo chí đảm trách.
|
Nhà báo Vĩnh Quyền trong một giờ lên lớp. |
Nhà trường có xu hướng coi khoa Truyền thông báo chí gần như khoa dạy nghề. Mà đúng là nghề thật. Ngoài kiến thức cơ bản không thể thiếu, sinh viên tốt nghiệp khoa Truyền thông báo chí phải có kỹ năng tác nghiệp ngay. Có như vậy các em mới mong vượt qua được các cuộc phỏng vấn tuyển phóng viên, tuyển viên chức phụ trách truyền thông, PR...
Làm được những điều đó, Đại học Phan Châu Trinh sẽ là một trong những đại học tiếp cận phương pháp đào tạo báo chí hiện đại, hữu ích, thiết thực cho sinh viên, cho xã hội.
Khiếu Thị Hoài (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.