Nhà giáo

  • Chúng ta có một truyền thống hiếu học từ ngàn đời, đó là vốn quý của dân tộc, góp phần hun đúc nên nguyên khí quốc gia. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thời cuộc, trước thực trạng đáng lo ngại của việc dạy và học hiện nay, nhà giáo lão thành Văn Như Cương đã phải thốt lên: “Hiếu học là tốt nhưng mục tiêu của hiếu học lại chạy theo bằng cấp thì đó là sự hiếu học lạc hậu!”.
  • Nhờ những nhà giáo say mê với nghề, tận tụy với học sinh mà nhiều thế hệ học sinh khuyết tật được đến trường, hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, có học sinh mất hai tay nhưng được dạy viết bằng chân thành thạo.
  • Xuất phát từ tình yêu nghề giáo, ông đã hiến hơn 2.800 m2 đất để xây trường, rồi lần lượt hướng 9 trong 11 người con của mình theo nghề giáo. Ông là Nguyễn Kim Long, 84 tuổi, ngụ phường Thạnh Xuân, quận 12, TPHCM.
  • 25 tuổi và 4 năm trong nghề, cô giáo Trần Thị Kim Ngân luôn ao ước hàng ngày đến trường đều được nghe học sinh cất tiếng: "Em chào cô!"
  • GS Văn Như Cương nói: Nền giáo dục Việt Nam xếp hạng 12 thì đổi mới giáo dục làm gì nữa?
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng (nhiệm kỳ 2010- 2015) đối với ông Phạm Bá Luyến- (Nhà giáo Ưu tú) - Trưởng Phòng GD- ĐT huyện vùng cao, biên giới Quan Sơn, vì ông này đã cố tình khai man thành tích để được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
  • Đoạn phim hoạt hình ngắn “Nhặt xương cho thầy” trong chương trình Quà tặng cuộc sống phát sóng lúc 22 giờ 10 phút trên kênh VTV3 tối 19.11 với hình ảnh người thầy phản cảm, tham ăn vô độ, ăn hết phần của trò và bắt trò dọn xương khiến cư dân mạng - đặc biệt là những thầy cô, cảm thấy bức xúc.
  • Lê Hiến Tông (1461 – 1504) là một vị vua thông minh, nhân từ và ôn hoà. Dưới thời của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua cha Lê Thánh Tông. Sách Đại Nam nhất thống chí đã ghi lại một câu chuyện cảm động về đạo thầy trò trong một lần vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.
  • Dưới góc độ vừa là một nhà giáo, vừa là phụ huynh học sinh, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam - chị Phan Hồ Điệp chia sẻ: "Sợ nhất là khi cô còn đang chưa tan lớp, phụ huynh chạy nhào đến, giúi vội vàng cho cô cái phong bì".
  • Dịp 20.11 tại TP.HCM, theo khảo sát của NTNN, đa số học sinh lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như dầu gội, sữa tắm, áo sơ mi… làm quà tặng cho thầy cô.