Nhà Minh đô hộ, nước Việt cống thuế "khủng khiếp" ra sao?
Nhà Minh đô hộ, nước Việt cống thuế "khủng khiếp" ra sao?
Bạch Thảo
Thứ tư, ngày 04/01/2023 18:31 PM (GMT+7)
Ngay khi đặt nền đô hộ lên Đại Việt, quan lại nhà Minh đã ra sức vơ vét của cải trong nhân dân. Chúng dương cặp mắt cú vọ săm soi tước đoạt đủ mọi sản phẩm thuộc các ngành nghề...
Sách An Nam Chí Nguyên [安南志原] đời Minh, tại quyển 2, mục Cống phú [cống thuế] chép khá chi tiết về sản phẩm và tiền bạc phải nạp cho Trung Quốc hàng năm. Sử liệu giúp cho người đọc thấy được cụ thể dã tâm bóc lột tại nước ta, quan lại thu thuế xuống tận các địa phương, dương cặp mắt cú vọ săm soi tước đoạt đủ mọi sản phẩm thuộc các ngành nghề.
Chúng vơ vét bằng đủ loại tiền: tiền đồng, tiền giấy, và một loại tiền khác đặc biệt phát hành thời Minh gọi là “Bảo tiền” mà người mình quen gọi là tiền quí, hay tiền tốt. Ngoài ra đứng về lĩnh vực nghiên cứu, những số liệu thuế nộp tại trung ương và các phủ, châu; cho phép ta hình dung được tình hình kinh tế nước nhà vào đầu thế kỷ thứ 15.
Cao Hùng Trưng, tác giả An Nam Chí Nguyên, phân biệt 3 cơ quan chính phụ trách về cống thuế: thứ nhất các công trường; thứ hai là trung ương; thứ ba tại các phủ, châu. Lấy năm Vĩnh Lạc thứ 15 [1417] làm chuẩn, tác giả trình bày như sau:
1. Sản phẩm sản xuất từ công trường
Những sản phẩm sản xuất từ các công trường như vàng, bạc, muối, v.v. và các đồn điền, thường do hoạn quan như Sơn Thọ, Mã Kỳ, được vua gửi đến; cùng các quan phụ trách trưng thu đưa thẳng về Trung Quốc. Tác giả không có số lượng, chỉ mô tả một cách tổng quát như sau:
Lấy năm Vĩnh Lạc thứ 15 [1417] làm chuẩn, các thứ như vàng, bạc, hương liệu, sản xuất từ các công trường, thì đã có điển lệ trưng thu; mỗi năm do nội quan (1), cùng quan tam ty (2), hay Đề đốc quân dân cùng quyết định trưng thu, nên không có định số; rồi hội đồng niêm phong, sai người tiến cống; số này không thuộc loại ngạch các phủ huyện liệu biện hàng năm nên không đăng tải số lượng.
Tuy nhiên qua danh sách về các cơ quan phụ trách về muối trích dẫn dưới đây, có thể hình dung được cơ ngơi rất lớn:
Ty muối công trường An Hòa tại huyện Thủy Đường, phủ Tân An. Ty muối công trường Chi Phong tại huyện Chi Phong phủ Tân An. Ty muối công trường An Lão tại huyện An Lão phủ Tân An. Ty muối công trường Đại Hoàng tại huyện Hoàng Sơ phủ Kiến Xương. Ty muối công trường Quảng Từ tại huyện An Ninh phủ Kiến Bình. Ty muối công trường Châu Hiệp tại huyện Cửu Hoàng phủ Thanh Hóa. Ty muối công trường Hoàng Phúc tại huyện Hoàng Phúc phủ Nghệ An. Ty muối công trường Nam Giới tại huyện Phi Lộc phủ Nghệ An. Ty muối công trường Thiên Đông tại Diễn châu.
(An Nam Chí Nguyên quyển 2)
Hoặc văn bản ngày 22 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 7 [11/9/1419] về việc lập các cục khai thác vàng tại nước ta như sau:
Lập các cục mỏ vàng tại Giao Chỉ; thuộc trấn Thất Nguyên phủ Lạng Sơn, trấn Qui Hóa phủ Tam Giang, trấn Tuyên Quang phủ Tuyên Hóa. Đặt 2 viên Đại sứ, 4 viên Phó sứ.
(Minh Thực Lục v. 14, tr. 2152; Thái Tông q.215, tr.1b)
2. Thuế do trung ương thu
Tại trung ương do Tam ty tức ty Bố chánh, ty Án sát, và Đô chỉ huy sứ ty đảm trách; thành trì Tam Ty tại góc sông Tô Lịch và sông Hồng thành phố Hà Nội ngày nay. Riêng năm 1417 số lượng thuế thu về như sau:
Thúy bì(3): 2.000 cái. Quạt giấy: 10.000 cái. Sơn sống: 3.350 cân , 9 lượng rưỡi. Phèn sống: 500 cân. Số ruộng đất, ao hồ của quan dân gồm 17.442 khoảnh 34 mẫu 5 phân 6 ly. Lương thực gạo nạp vào tiết hè thu là 74.549 thạch (4), 4 thăng, 2 hợp. 6 chước, 5 sao. Muối: 40.400 đấu, 40 thăng. Thuế vàng: 573 lượng 8 tiền, 5 phân, 1 ly. Thuế bạc: 1.712 lượng, 3 phân, 5 ly. Tơ: 1.229 cân(5), 15 lượng, 1 tiền. Lương thực gạo nạp vào mùa thu: 3.001 thạch, 8 đấu. Thuế voi: 4 con. Thuế buôn bán; tiền giấy: 34.461 quan, 616 đồng; tiền đồng: 3.902 quan, 556 đồng; tiền quí (6): 30.558 quan, 921 đồng. Tiền mướn ruộng công: 512 quan, 130 đồng. Thuế lò làm đồ sành: 618 quan, 2 trăm đồng.
3. Thuế thu tại địa phương
Lúc bấy giờ toàn thể nước ta có 17 phủ 5 châu, nhưng vì châu Thăng Hoa (7) mới lấy lại từ Chiêm Thành, dân chúng chưa yên với nghề nghiệp, nên tạm thời chỉ thu tại các địa phương còn lại, gồm 16 phủ, 5 châu:
3.1. Phủ Giao Châu [ước lượng thuộc Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, Hà Nam ngày nay (8)]
Quan dân ruộng đất ao hồ: 110 khoảnh 57 mẫu 2 phân 5 ly. Nạp lương thực hè thu: 483 thạch 9 đấu 1 thăng 3 hợp 5 chước. Tơ: 6 cân 2 lượng 6 tiền. Thuế vàng: 220 lượng. Thuế voi: 3 con. Thu tô công điền, tiền giấy: 90 quan. Thuế muối: 3.308 cân.
3.15. Phủ Tân Bình [tỉnh Quảng Bình]
Đất đai của dân: 27 khoảnh 56 mẫu 7 phân. Nạp lương thực hè thu, gạo: 133 thạch 9 đấu. Tơ: 9 cân 13 lượng 4 tiền. Thu tô đất công, tiền quí: 10 quan.
3.16. Phủ Thuận Hóa [tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên]
Ruộng đất dân: 71 khoảnh. Nạp lương thực hè thu: 213 thạch 2 đấu 9 thăng 7 hợp.
3.17.Châu Quảng Oai [tỉnh Hòa Bình]
Thuế buôn, tiền giấy: 43 quan. Thuế cá, tiền đồng: 31 quan. Tơ: 34 cân 8 lượng. Quan dân ruộng đất ao hồ: 181 khoảnh 95 mẫu 5 phân; nạp lương thực hè thu, gạo: 778 thạch 8 đấu 5 thăng 4 hợp.
3.18. Châu Gia Hưng [tỉnh Phú Thọ, Sơn La].
Tơ: 34 cân 15 lượng 6 tiền. Thuế buôn, tiền giấy: 670 quan 750 đồng; tiền đồng: 508 quan 250 đồng; tiền quí: 163 quan 500 đồng. Quan dân ruộng đất ao hồ: 151 khoảnh 69 mẫu 9 phân. Nạp lương thực hè thu, gạo: 115 thạch 2 đấu 3 thăng 5 hợp.
3.19. Châu Qui Hóa [tỉnh Yên Bái, Lào Cai]
Quan dân ruộng đất ao hồ: 151 khoảnh 69 mẫu 6 phân. Nạp lương thực hè thu, gạo: 115 thạch 2 đấu 3 thăng 5 hợp. Tơ: 34 cân 15 lượng 6 tiền. Thuế buôn, tiền giấy: 670 quan 750 đồng; tiền đồng: 580 quan 250 đồng; tiền quí: 163 quan 500 đồng.
3.20. Châu Ninh Hóa [phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình]
Tơ: 14 cân 7 lượng 3 tiền. Ruộng đất ao hồ dân: 76 khoảnh 1 phân. Nạp lương thực hè thu, gạo: 336 thạch 5 đấu 4 thăng.
3.21. Châu Diễn [ Huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An]
Thuế muối: 580 cân. Đất đai ao hồ dân: 20 khoảnh 65 mẫu 8 phân. Nạp lương thực hè thu: 78 thạch 4 đấu 2 thăng 4 hợp.
Chú thích:
1. Nội quan: Hoạn quan do nhà vua gửi đến.
2. Tam ty tức 3 ty, gồm: ty Bố chánh, ty Án sát, ty Đô chỉ huy.
3. Thúy bì: lá thuốc giải nhiệt.
4. 1 thạch thời Minh bằng 60 kg; 10 đấu = 1 thạch; 10 thăng= 1 đấu; 10 hợp = 1 thăng; 10 chước = 1 hợp; chước tương đương với môi múc canh.
5. 1 cân = .50 kg; 16 lượng = 1 cân; tiền còn gọi là đồng cân= 1/10 lượng.
6. Tiền quí tức Bảo sao, một loại tiền giấy chỉ phát hành vào thời Minh, bề ngang 20 cm., bề dọc 30 cm.; là loại giấy bạc có kích thước rộng nhất. Bảo sao được gọi là tiền quí, hay tiền tốt; bởi vậy xưa có bài ca dao mô tả việc người nội trợ mang 1 quan tiền tốt đi chợ, bị chồng kiểm soát; bài ca dao với những câu mở đầu như sau:
Một quan tiền tốt mang đi,
Nàng mua những gì mà tính chẳng ra?……
7. Phủ Thăng Hoa: thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Thời Minh xâm lăng, Chiêm Thành hợp tác với nhà Minh đánh nhà Hồ và chiếm lấy đất này; rồi vào năm 1417 quân Minh lấy lại từ Chiêm Thành. Xin xem bài Phủ, châu, huyện tại Việt Nam đổi thay dưới thời Minh đô hộcủa Hồ Bạch Thảo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.