Nhà sàn
-
Cũng giống như nhiều cộng đồng dân tộc khác, đồng bào Ê Đê sống ở vùng miền núi Phú Yên (còn được gọi là người Ê Đê Mđhur, có nghĩa là “người ở phía mặt trời mọc Tây Nguyên”), vẫn còn giữ truyền thống là nhà sàn dài hơn 20m, có từ 12 - 14 cột, được chia làm ba gian và trong mỗi gian đều có một bếp lửa (Tneng Tprur).
-
Có dịp trở lại xứ sở hoa ban, hoa đào vào những mùa rét buốt và khoe sắc này âu cũng là một cái duyên. Mây trắng như bông, như sương hay như huyền thoại của những chiến binh trong Chương Han (sử thi dân tộc Thái) cứ lơ lửng ngang tầm mắt. Mây chắn lối đi, mây bưng kín thung sâu, mây vướng vấn nhà sàn, mây lẩn vào túi áo, mây che khuôn mặt cô gái Thái ngượng ngùng e ấp.
-
Những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Thái nay ít dần, thay vào đó là những ngôi nhà xây, nhà đất và những ngôi nhà sàn hiện đại nhưng lạ lẫm.
-
Tây Bắc, chẳng phải chỉ có “đèo vua” Ô quy hồ, đỉnh Pha Đin, núi Mường Hung, ghềnh sông Mã, thác sông Đà... đó sao? Hẳn thế, nhưng, lặng lẽ sau những địa danh ấy là những tên đất cổ. Náu mình trong vẻ yên bình là bao câu chuyện li kì, như vẻ đẹp của những bông hoa rừng mọc trong khe đá.
-
Tôi đã định tránh từ “vua” nhưng cuối cùng vẫn phải dùng câu “vua rừng đất Bắc” để nói về Hiền “trọc”. Bởi anh là người đang sở hữu tới hơn 100ha rừng ở huyện Yên Bình, Yên Bái, bên cạnh lòng hồ Thác Bà, và được coi là người có diện tích rừng lớn nhất ở miền Bắc.
-
Nếu ai đã từng lãng đãng với những chợ nổi của phương Nam kênh rạch, từng bang khuâng lạc lối với chợ vùng cao Bắc Hà thì mới chỉ cảm nhận được một nửa của sự độc đáo thú vị. Bởi, còn có những phiên chợ nơi sông lên mơn chớn, miên man đỉnh núi bằng những bến thuyền. Núi ghì chặt sông vào lòng bằng hơi rượu ngô, rượu sắn, núi vây những con thuyền ở lại nơi xóm vắng.
-
Từ cổ chí kim, chuyện về những người chuyên đào mồ, bật quan tài các vị vua chúa để tìm kiếm kho báu đều nhuốm màu kỳ bí, thậm chí có kẻ vừa lấy xong đồ táng liền lăn đùng ra chết. Người ta bảo, đó là lời nguyền từ xác chết. Nghe có vẻ rùng rợn, nhưng tôi vẫn quyết đi tìm những kho báu qua bảo vật cổ tại xã Cẩm Tú và xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy, Thanh Hóa).
-
An Toàn là một xã vùng cao thuộc huyện miền núi An Lão nằm ở phía Bắc Bình Định, giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Kờ Bang (tỉnh Gia Lai). Ở độ cao tuyệt đối trên 1.000 mét, An Toàn hòa mình với thiên nhiên, núi rừng nguyên sinh, những dòng suối đá, những đồng lúa xanh mướt và những mái nhà sàn mộc mạc của bà con dân tộc H’rê.
-
Ở phía Tây Thanh Hóa xuất hiện rất nhiều hang có quan tài và xương người chết từ thời cổ xưa, tuy nhiên chưa ai xác định được nguồn gốc bộ tộc này từ đâu. Thời gian gần đây, người dân còn đồn thổi rằng trong các hang động ấy đang cất giấu vàng bạc. Để lý giải những bí mật trên, chúng tôi đã tìm về hang “Ma Xá” thuộc xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) khảo sát.
-
Không có một âm sắc chung cho cả ba miền đất nước. Không hẹn mà nên cho tiếng gọi thân thương dưới từng mái hiên nhà người Việt, trải dài từ đỉnh Lũng Cú mờ sương đến đất Mũi dập dờn sóng vỗ. Suốt rộng dài đất nước, màu cờ đỏ vẫn nhuộm thắm từng dấu mốc thân yêu, tô điểm những mái nhà bình dị và thắp lên chất lửa hùng tráng trong một ngày thật đặc biệt. Ngày tết cờ đỏ của mỗi gia đình Việt Nam từ mùa Thu năm ấy.