Nhận thức về Đông Nam Bộ bị đánh đồng vì hội chứng Tây Nam Bộ hóa miền Nam

Nguyên Vỹ Thứ tư, ngày 13/07/2022 06:54 AM (GMT+7)
Hơn 30 năm sau ngày đất nước thống nhất, Đông Nam Bộ chưa từng lọt vào mắt xanh của các tổ chức nghiên cứu khoa học Việt Nam. Ngược lại, trong nhận thức chung, cả giới khoa học và công chúng đều bị hội chứng Tây Nam Bộ hóa Nam Bộ.
Bình luận 0

Đây là nhận xét đáng chú ý của TS. Huỳnh Ngọc Đáng – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương tại hội nghị Tổng kết đề án nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2014-2022 do trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương), tổ chức ngày 12/7.

Nhận thức về Đông Nam Bộ bị đánh đồng

Theo TS. Huỳnh Ngọc Đáng, đề án nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ đề án khoa học có tầm nhìn vượt thời gian.

Trong gần 100 năm thuộc địa, người Pháp sục sạo nghiên cứu nhiều nơi. Người Pháp khai quật mọi góc cạnh của Óc Eo, An Giang; đo vẽ hàng trăm sông suối, đồi núi.

Người Pháp cũng nghiên cứu rất nhiều truông vực của Tây Nguyên; khảo sát hầu hết các tháp Chăm, Trung Bộ... Nhưng người Pháp chưa bao giờ có ý thức nghiên cứu về Đông Nam Bộ.

TS. Huỳnh Ngọc Đáng – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương báo cáo tham luận tại hội nghị Tổng kết đề án nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ. Ảnh: Nguyên Vỹ

TS. Huỳnh Ngọc Đáng – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương báo cáo tham luận tại hội nghị Tổng kết đề án nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ. Ảnh: Nguyên Vỹ

Mấy mươi năm thời chính quyền Sài Gòn, cả 2 thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa cũng chưa từng có ý thức nghiên cứu về miền Đông Nam phần.

Tương tự, hơn 30 năm từ sau ngày đất nước thống nhất, Đông Nam Bộ cũng chưa từng lọt vào màt xanh của các tổ chức và cơ quan nghiên cứu khoa học Việt Nam.

Ngược lại, TS. Đáng nhấn mạnh, trong nhận thức chung, cả giới khoa học và công chúng đều bị hội chứng Tây Nam Bộ hóa Nam Bộ.

"Người ta chỉ thấy các đặc điểm sinh thái tự nhiên và lịch sử, văn hóa của miền Tây khi nhận thức Nam Bộ. Điều đó cũng có nghĩa là đánh đồng 2 vùng Tây và Đông Nam Bộ", TS. Đáng nhận xét.

Theo Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương, khi cư dân Đông Nam Bộ đang bận rộn viết các trang sử đá, sáng tạo nên văn hóa Đồng Nai, lúc đó Tây Nam Bộ còn chìm sâu dưới biển nước.

Như vậy Đông Nam Bộ là vùng đất cổ, với bề dày văn minh tương đương các vùng khác ở Đông Nam Á. Ngày nay, Đông Nam Bộ đã và đang xuất hiện nhiều kỳ tích kinh tế.

Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương), đơn vị thực hiện đề án nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2014-2022. Ảnh: Nguyên Vỹ

Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương), đơn vị thực hiện đề án nghiên cứu về miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2014-2022. Ảnh: Nguyên Vỹ

Rõ ràng Đông Nam Bộ xứng đáng được các ngành học thuật quan tâm nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống.

"Trong diễn biến và tình hình như vậy, việc nghĩ và mạnh dạn xúc tiến Đề án nghiên cứu khoa học về Đông Nam Bộ, rõ ràng đó là là tư duy và tầm nhìn đúng đắn, vượt thời gian, có ý nghĩa lịch sử", TS. Đáng nói.

Lộ trình xây dựng ngành học Đông Nam Bộ học

TS. Nguyễn Quốc Cường - Hiệu trưởng trường Đại học Thủ Dầu Một cũng cho biết, quá trình phát triển của Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề, cần được tiếp cận nghiên cứu toàn diện.

Tỉnh Bình Dương đang vươn mình mạnh mẽ, là địa phương phát triển mạnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh: Duy Bằng

Tỉnh Bình Dương đang vươn mình mạnh mẽ, là địa phương phát triển mạnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh: Duy Bằng

Công tác này nhằm phục vụ cho việc xây dựng chính sách, giải pháp phái triển bền vững ở Đông Nam Bộ. Đồng thời góp phần tổng kết những vấn đề lý luận về phát triển bền vững ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đến thời điểm đầu thập niên 2010, việc nghiên cứu về Đông Nam Bộ vẫn chưa dược tiến hành một cách có hệ thống.

Từ năm 2014, trường Đại học Thủ Dầu Một xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ nhằm triển khai một cách hệ thống và đồng bộ, góp phần đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường.

img
img

Các đại biểu, nhà khoa học tham quan những công trình nghiên cứu về Đông Nam Bộ. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đến nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã xuất bản công trình Tổng quan tình hình nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ trên tất cả các lĩnh vực khoa học ở miền Đông Nam Bộ thuộc 10 chương trình của Đề án.

Hiện nay, các khoa và viện, trung tâm đã từng bước đưa nội đung khoa học 10 chương trình thuộc Đề án vào chương trình giảng dạy ở bậc đại học; hoàn chỉnh sơ thảo giáo trình Đông Nam Bộ học.

Môn Đông Nam Bộ học bước đầu được đưa vào các chương trình đào tạo bậc đại học và sau dại học. "Đây là cơ sở đầu tiên cho lộ trình xây dựng ngành học Đông Nam Bộ học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một", TS. Cường cho biết.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem