Các tàu khu trục chở trực thăng Izumo sẽ được nâng cấp để chứa được tiêm kích F-35B.
“Chúng tôi sẽ hướng đến cả chất lượng và số lượng trong năng lực phòng vệ… để đáp ứng với những thay đổi chóng mặt của môi trường an ninh”, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói. “Chúng tôi tin rằng điều này phù hợp với hiến pháp”.
Theo kế hoạch, Nhật Bản sẽ mua 42 chiếc F-35, nhiều khả năng là F-35B và 105 chiếc F-35A phiên bản thông thường trong vòng một thập kỷ tới. Đơn hàng dự kiến sẽ tiêu tốn tới 8,8 tỷ USD.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại, nói rằng động thái quân sự trên “không đóng góp vào sự phát triển và cải thiện quan hệ song phương Trung-Nhật”.
Bắc Kinh đã nhiều lần thể thiện sự “phản đối mạnh mẽ, không hài lòng” và “hối thúc Nhật Bản thay đổi lại lập trường”, bà Hoa nói.
Một số chuyên gia cũng lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Nhật Bản. “Cải tiến tàu khu trục Izumo để biến thành tàu sân bay là một sự vi phạm hiến pháp, bởi nó có thể phóng máy bay tấn công đối phương”, Hideki Uemura, giáo sư Đại học Ryutsu Keizai ở Nhật nói.
“Tôi nghĩ việc hoán cải tàu Izumo không chỉ vô dụng về mặt quân sự, mà còn kích động Trung Quốc”, ông Uemura nói.
Nhật Bản sẽ mua hàng trăm tiêm kích F-35 của Mỹ.
Kyoji Yanagisawa, một cựu quan chức quốc phòng thì bày tỏ sự thất vọng vì kế hoạch được thông qua mà không đánh giá kỹ chức năng của tàu Izumo.
Kết quả là Nhật Bản có thể vẫn không phòng thủ hiệu quả được các khu vực hẻo lánh, những hòn đảo nhỏ xa bờ. “Đây là sự phí tiền”, Yanagisawa nói.
Một số chuyên gia an ninh cũng đồng tình vì các tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo có kích thước nhỏ, một khi được trang bị tiêm kích F-35 cũng chỉ mang theo được 10 chiếc.
“Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc lại có tới 20 máy bay, hay tàu sân bay 100.000 tấn của Mỹ có 50-70 máy bay. Số máy bay trên tàu Izumo quá nhỏ, không đủ để thực hiện bất cứ nhiệm vụ gì”, Noboru Yamaguchi đến từ Đại học Quốc tế Nhật Bản nói.
Nhưng dù sao, việc Nhật Bản có khả năng cất cánh chiến đấu cơ ở bất kỳ đâu là một bước đi tích cực, thay vì phụ thuộc vào các căn cứ quân sự, Yamaguchi nhận định.
Một trong những vụ thảm sát và hãm hiếp tàn bạo nhất lịch sử đã diễn ra khi đế quốc Nhật kiểm soát vùng đất Nam...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.