Nhật Bản "khổ" vì người già thích dùng tiền mặt

Trọng Hà (Theo JP Today) Thứ hai, ngày 09/09/2024 13:30 PM (GMT+7)
Thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản, nhưng quốc gia này vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế lớn khác trong việc áp dụng công nghệ này.
Bình luận 0

Thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản, nhưng quốc gia này vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế lớn khác trong việc áp dụng công nghệ này. Nguyên nhân chính là do dân số già vẫn ưa chuộng các giao dịch bằng tiền mặt. Theo số liệu mới nhất của chính phủ, tổng số giao dịch không dùng tiền mặt ở Nhật Bản năm 2023 đạt 126,7 nghìn tỷ yên, chiếm 39,3% tổng mức tiêu dùng cả nước. Dù đây là con số cao nhất từ trước đến nay, nhưng Nhật Bản vẫn đặt mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 40% vào năm 2025.

So với các quốc gia khác, tỷ lệ này của Nhật Bản vẫn còn khá thấp. Năm 2021, Hàn Quốc đạt tỷ lệ 95,3%, Trung Quốc đạt 83,8%, Úc 72,8%, trong khi tại Anh là 65,1% và Mỹ là 53,2%. Nhật Bản đang đứng sau nhiều quốc gia trong việc chuyển đổi sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, dù nước này đang nỗ lực đẩy mạnh quá trình này.

Nhật Bản "khổ" vì người già thích dùng tiền mặt

Người già "khổ sở" vì Nhật Bản thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Ảnh 1.

Thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên phổ biến ở Nhật Bản, nhưng quốc gia này vẫn tụt hậu so với các nền kinh tế lớn khác trong việc áp dụng công nghệ này. Ảnh: IG.

Nguyên nhân chính khiến Nhật Bản chậm trễ trong việc áp dụng công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt là do dân số già hóa nhanh chóng và thói quen tiêu dùng của người dân vẫn ưu tiên sử dụng tiền mặt. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhận định rằng chính thói quen này đã khiến quốc gia gặp khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, bộ cũng khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt bằng cách tăng cường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ.

Trong các phương thức thanh toán hiện tại, thẻ tín dụng vẫn là lựa chọn được người Nhật ưa chuộng nhất, chiếm 83,5% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt. Mã QR đứng thứ hai với 8,6%, tiếp theo là tiền điện tử (5,1%) và thẻ ghi nợ (2,9%). Sự gia tăng của thanh toán không dùng tiền mặt một phần được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19, khi người tiêu dùng hạn chế tiếp xúc trực tiếp và chính phủ đưa ra các chương trình điểm thưởng để khuyến khích sử dụng phương thức này.

Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, từ 26,8% năm 2019 trước đại dịch lên 32,5% vào năm 2021 và 36,0% vào năm 2022. Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng là sự mở rộng nhanh chóng của thanh toán bằng mã QR, với các dịch vụ tiêu biểu như PayPay và Rakuten Pay. Nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng công nghệ này do tính tiện lợi và mức độ bảo mật cao.

Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực nâng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt lên 80% trong tương lai, mặc dù chưa đưa ra khung thời gian cụ thể. Nhằm thúc đẩy quá trình này, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số đặc biệt đã được giới thiệu dành riêng cho Triển lãm Thế giới 2025 tại Osaka.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem