Nhiều ngôi trường ngập bùn sau lũ dữ

Nhóm P.V Thứ tư, ngày 05/09/2018 06:00 AM (GMT+7)
Thay bằng việc được diện quần áo, đến trường với sách vở, cặp bút mới, nhiều học sinh đã không thể có được một ngày khai trường trọn vẹn sau khi cơn lũ dữ quét qua và vùi lấp nhiều lớp học trong bùn đất.
Bình luận 0

300 học sinh không có ngày khai trường

Trường THCS Dân tộc nội trú Con Cuông (Kỳ Sơn, Nghệ An) là trường nội trú dành cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa trên địa bàn huyện. Năm học 2018 - 2019 nhà trường có 300 học sinh, trong đó có 75 em khối 6 vào nhập học.

Sau trận bão số 4 và lũ từ thượng nguồn đổ về, Trường THCS Dân tộc nội trú Con Cuông (Nghệ An) ngập sâu gần 1m, bùn đất dày đặc ở các dãy phòng học tầng 1 và khu nhà ở nội trú của học sinh. Chỉ trước ngày khai giảng, toàn bộ ngôi trường đã chìm trong biển nước. Sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng sinh hoạt nội trú như: Chăn màn, bát đũa, quần áo… của học sinh và 36 thầy cô giáo hư hỏng hoàn toàn.

Thầy Lô Văn Thiệp – Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Hiện nay nước rút dần nhưng mới chỉ có 6 phòng học nổi lên khỏi mặt nước. Số phòng học còn lại cùng 14 phòng ở của học sinh nội trú vẫn đang chìm trong nước và bùn đất. Khó khăn nhất hiện nay của nhà trường là đồ dùng sinh hoạt, giường ở học sinh bị hư hỏng hoặc trôi đi hết. Ngoài ra, hàng trăm bộ bàn ghế của nhà trường, chủ yếu làm từ gỗ ép, cũng bị cuốn trôi hoặc hư hỏng, mục rã  vì ngâm trong nước. Điều này khiến cho việc bắt đầu năm học rất khó khăn”.

img

Dù đã đến ngày khai trường, nhưng tại Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Con Cuông (Nghệ An) vẫn ngổn ngang bùn đất. ảnh: Cảnh Thắng

Thầy Thiệp cũng cho biết, với tình hình này, kế hoạch năm học sẽ phải lùi lại so với dự kiến ban đầu và khả năng không kịp tổ chức khai giảng năm học mới cho các em.

Ông Vi Văn Sơn - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho hay: “Do tình hình mưa lũ, Trường THCS Dân tộc nội trú huyện bị ngập sâu bởi bùn đất. Vì vậy ngày 5.9, trường không thể kịp khai giảng. Chúng tôi đang cố gắng chuyển các em đến học ở một số điểm học mới trên địa bàn, đảm bảo đúng lịch học của các em”.

Tổ chức khai giảng… gộp

Mặc dù đã cố gắng khắc phục thiệt hai sau mưa lũ, nhưng học sinh tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh

  Học sinh tiểu học và THCS ở nhiều nơi có thể sẽ không đến trường được vì đường bị vùi lấp, ngập lụt chưa thể khắc phục kịp. Đặc biệt là 2 trường Tiểu học Mường Típ và Mường Ải do mưa lũ khiến trường bị hư hỏng nặng, chưa thể sửa chữa kịp, nên lễ khai giảng năm học mới phải lùi những ngày sau. 
Ông Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
 

Hóa cũng không thể đón một ngày khai trường trọn vẹn. Đến ngày 4.9, một số trường nằm trong vùng trũng như trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cẩm Sơn (huyện Cẩm Thủy), trường Tiểu học và Trung học cơ sở Vĩnh Yên (huyện Vĩnh Lộc)... do không kịp dọn bùn đất khi nước rút nên có nơi bùn đọng lại dày hơn 50cm.

Ban Giám hiệu nhà trường đã huy động phụ huynh học sinh cùng các lực lượng công an, quân đội, thanh niên... đến dọn rửa nhanh bùn đất. Tại huyện Mường Lát, mưa lũ làm hỏng hoàn toàn nhiều phòng học cấp mầm non, tiểu học ở bản Pọong (xã Tam Chung), bản Lìn (xã Trung Lý) và các phòng học ở xã Pù Nhi. Trong đó, các điểm trường tại bản Lìn, xã Trung Lý đã bị bùn đất vùi lấp gần như hoàn toàn.

Theo thống kê của Sở GDĐT tỉnh Thanh Hóa, đợt thiên tai vừa qua đã khiến 36 điểm trường trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề, trong có có 24 điểm trường bị ngập sâu trong nước, 10 điểm trường bị thiệt hại do sạt lở đất và 2 nhà bán trú cho học sinh và giáo viên bị sập hoàn toàn...

 Sở GDĐT tỉnh đã phải yêu cầu các huyện chủ động phương án gộp 3 cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) tại một điểm trường chính ít thiệt hại nhất để để tổ chức khai giảng. Đối với những vùng bị ảnh hưởng nặng có thể cho học sinh tạm nghỉ, không phải đến điểm trường trung tâm dự khai giảng nữa.

Tại Lai Châu, sau mưa lũ tàn phá, một số trường học trên địa bàn huyên Tân Uyên cũng gặp khó khăn trước năm học mới. Xã Nậm Sỏ là xã khó khăn có 22 bản, gồm đồng bào 5 dân tộc: Mông, Thái, Dao, Kinh, Khơ Mú sinh sống. Đời sống của người dân các dân tộc còn nhiều khó khăn thiếu thốn, đường giao thông bị sông suối chia cắt nên đi lại vất vả. Đặc biệt, tại bản Nà Ui nhiều năm nay, học sinh khi đến trường cũng như về nhà phải bơi qua suối cùng phụ huynh hoặc giáo viên, ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì, vận động học sinh đến lớp, đến trường.

Năm học 2018-2019, khối tiểu học có 74 học sinh thì chỉ có 24 em học tại điểm bản còn 50 em phải ra điểm trường chính. Như vậy, cứ cuối tuần khi các em về bản và đầu tuần đến trường, dự khai giảng phụ huynh phải đi cùng và đằm mình cõng từng em qua suối, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem