Chị Hoàng Thanh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Bếp gas nhà tôi đã dùng khá lâu thậm chí còn bị hoen gỉ. Mấy hôm gần đây, một bên bếp đã bị hỏng nên thành ra chiếc bếp đôi bây giờ thành chiếc bếp đơn. Thỉnh thoảng, khi vừa bật bếp tôi có ngửi thấy mùi gas nhưng không thấy xảy ra vấn đề gì nên vẫn chần chừa chưa muốn mua bếp mới”.
|
Vụ sập nhà ở Tạ Quang Bửu, Hà Nội được xác định do nổ khí gas |
Bác Văn (Trần Xuân Soạn, Hà Nội) vẫn còn lạnh sống lưng khi nhớ lại lần "chết hụt" chỉ vì thiếu hiểu biết của mình về cách sử dụng bếp gas. "Vào ngày nghỉ cuối tuần lần trước, cả gia đình tôi tụ tập ăn lẩu. Vì bếp lẩu hỏng nên đành sử dụng bếp gas mini để đun. Đến nửa bữa thì cả hai bình gas mini đều hết, mấy đứa nhà tôi khuân hẳn bình gas to ra thay thế. Bếp thì nhỏ mà van lại lớn, mấy đứa hì hụi vặn đi vặn lại vẫn không khít. Cùng lúc ấy khí gas bay ra nồng nặc. May mà lúc đó không xảy ra chuyện gì" - bác Văn tâm sự.
Theo anh Trần Văn Toàn (chủ cửa hàng gas số 30, thuộc chi nhánh Hà Nội của Công ty Gas Petrolimex, cách tốt nhất và an toàn nhất là sau khi không sử dụng đun nấu thì nên khóa van bình gas lại. Tránh trường hợp người sử dụng đi ngủ quên không tắt hết bếp, khi sáng ngủ dậy mắt nhắm, mắt mở vô tình bật lửa là rất nguy hiểm.
Anh Toàn cho biết, thiết bị an toàn nhất là đầu dò tự ngắt. Tuy nhiên, giá của nó lên tới mấy chục triệu đồng nên người dân hầu như không sử dụng thiết bị này khi dùng bếp gas đun nấu.
Theo anh Toàn, cách tốt nhất để phòng chống cháy nổ bình gas là người dân nên tập thói quen khóa van bình gas mỗi khi không sử dụng, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, nhân viên cửa hàng gas mỗi khi thay gas cho khách phải lắp đặt cẩn thận và quan sát thiết bị dây dẫn. Khi có những vấn đề thắc mắc, người sử dụng nên gọi điện đến cửa hàng gas nhờ tư vấn hoặc yêu cầu tới nhân viên cửa hàng tới giúp đỡ.
Cẩm Ngọc
Vui lòng nhập nội dung bình luận.