Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm nay, Vn-Index tăng 2 điểm lên mốc 1481 điểm. HNX-Index tăng 1,6 điểm lên 412 điểm.
Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26 nghìn tỷ đồng.
Vn-Index tăng 2 điểm lên mốc 1481 điểm.
Thị trường bất ngờ đánh mất đà tăng mạnh về cuối phiên do áp lực chốt lời dâng cao tại nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Trong khi đó, nhóm vốn hóa lớn trở thành điểm tựa giúp thị trường tránh khỏi cảnh giảm sâu. Đóng cửa, VN30-Index tăng hơn 9 điểm (0,6%) lên 1.425,31 điểm.
Một số cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn như VRE, VIC, VHM cũng tăng giá cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giữ nhiệt tăng giá trọn vẹn từ đầu đến cuối phiên. PNJ, BVH cũng "đua" tăng giá cùng nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp thị trường chứng khoán bất ngờ sôi động hơn trong những ngày cận Tết.
Đến gần cuối phiên, cổ phiếu dầu khí bất ngờ tăng tốc bứt phá. PLX tăng vọt hơn 4%, GAS tăng 2,5%... giúp VN30-Index tăng vọt.
Chốt phiên FPT giảm 0,58% về mốc 86.000 đồng/cổ phiếu.
Trong nhóm công nghệ, cổ phiếu FPT của tỷ phú Trương Gia Bình hôm nay giảm nhẹ. Chốt phiên, FPT giảm 0,58% về mốc 86.000 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có hơn 900 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh, số lượng dư bán còn nhiều hơn dư mua ở cuối phiên.
Cùng chung đà lao dốc của thị trường, FPT đã mất 8,32% giá trị tính chung trong 1 tháng. Còn mức giảm tính theo quý là 11,25%.
Liên quan đến mã này, mới đây CTCP FPT vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2021, tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, công ty vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021.
FPT của đại gia Trương Gia Bình ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021.
Doanh thu thuần của FPT trong năm 2021 đã tăng gần 20% so với năm ngoái lên mức 35.657 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận gộp chỉ tăng khoảng 16%, do đó, biên lợi nhuận gộp đã giảm từ mức 39,6% của năm 2020 xuống 38,4%.
Các khoản chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao trong năm 2020, cao nhất là chi phí tài chính đã tăng gấp 2 lần năm ngoái lên 1.143 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng thêm gần 1.000 tỷ tăng thêm 37% so với năm ngoái, chi phí quản lý doanh nghiệp không có nhiều biến động chỉ tăng nhẹ 1,7%.
Một điểm đáng chú ý về FPT đó là trong vòng mười năm qua, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của FPT đang trong xu hướng tăng và đặc biệt tăng mạnh từ đầu năm 2020. Tính đến hết năm 2021, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của FPT đã tăng lên đến 26.149 tỷ đồng. Năm 2021 cũng là năm đầu tiên, doanh thu từ lãi tiền gửi của FPT vượt 1.000 tỷ đồng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.