Nho rừng của “lão nông khùng” ở Tây Ninh khác gì với trái giác?

Nguyên Vỹ Thứ bảy, ngày 12/08/2017 13:30 PM (GMT+7)
Cùng có điểm chung là những loại cây dại, nhưng cây nho rừng và cây giác là hai loại hoàn toàn khác biệt nhau từ hình dạng đến đặc điểm sinh trưởng.
Bình luận 0

Clip: Phân biệt cây nho rừng và cây giác

Ông Nguyễn Văn Thông, chủ vườn nho rừng ở huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) khẳng định như thế sau khi có nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai loại cây này.

img

Thân cây giác

img

Thân cây nho rừng

Cụ thể, từ sau khi Dân Việt đưa tin về mô hình này, đã có rất nhiều người tìm đến vườn nho của ông Thông để được nhìn tận mắt. Cũng có không ít người nhầm lẫn giữa trái giác với trái nho rừng.

Ông Thông kể, cây giác vốn có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Đã có doanh nghiệp chế biến và kinh doanh rượu trái giác. Còn giống nho rừng này được ông đem từ các vùng biên giới Việt Nam, Campuchia, Thái Lan… về trồng.

img

Lá cây giác

img

Lá cây nho rừng

“Người Campuchia ai cũng biết trái này là nho rừng nhưng ở trong nước thì người biết người không. Từ hình dạng của thân, lá, hoa, quả đã có khác biệt rõ rệt. Đến đặc điểm sinh trưởng cũng khác nhau hoàn toàn”, ông khẳng định.

img

Hoa cây giác

img

Hoa cây nho rừng

Đặc tính cây nho rừng vào mùa khô tự lụi dần. Từ tháng 2 âm lịch, khi trời chuyển mưa, cây nứt đất đâm chồi mới mọc lên. Nho rừng mỗi năm có trái một lần. Từ lúc đem giống về đến hôm nay thu hoạch, ông đã mất 2 năm. Cây giác chỉ chừng vài tháng là có trái.

img

Quả cây giác

img

Quả cây nho rừng

Trái giác ra từng chùm nhỏ, quả dẹp. Nho rừng cho từng chùm nặng trĩu, có khi nặng đến 5kg. Cây giác đưa dinh dưỡng trực tiếp lên nuôi thân cây, lá, quả. Nho rừng tích trữ dinh dưỡng trong củ, 1 năm sau mới trổ hoa, kết nụ.

img

Du khách tạo dáng, chụp ảnh lưu niệm bên vườn nho rừng

“Kể cả so với nho của vùng Ninh Thuận cũng khác biệt vì nho rừng vỏ dày. Đặc điểm này khiến sâu rầy không thể chích hút, phá hoại”, ông Thông chia sẻ thêm.

img

Chứng nhận Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ quốc gia Việt Nam

Từ năm 2016, ông Thông đã đem cả mẫu nho rừng lẫn sản phẩm chế biến ra Viện Hàn lâm khoa học quốc gia để chứng nhận.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem