Nhóm ngành có thí sinh đăng ký nhiều nhất năm 2021 và dự báo thay đổi điểm chuẩn

Tào Nga Thứ ba, ngày 27/07/2021 06:45 AM (GMT+7)
Trong ngành học thí sinh đăng ký nhiều nhất năm 2021, có ngành tỷ lệ nguyện vọng 1 vượt trên chỉ tiêu hơn 500%.
Bình luận 0

Ngành học có thí sinh đăng ký nhiều nhất năm 2021

Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT đã thống kê số liệu nguyện vọng của 15 trên tổng số 24 nhóm ngành tuyển sinh năm 2021. Năm nay ghi nhận có trên 3,8 triệu nguyện vọng đăng ký, gần 550.000 chỉ tiêu. 

5 ngành có thí sinh đăng ký Nguyện vọng 1 nhiều nhất năm 2021, cảnh báo nguy cơ rủi ro cao  - Ảnh 1.

Số liệu thống kê từ Vụ Giáo dục Đại học. Ảnh: MOET

Trong đó, xét tỉ lệ nguyện vọng 1 so với chỉ tiêu thì 5 ngành sau đây đang dẫn đầu vì có số thí sinh đăng ký nhiều nhất:

An ninh quốc phòng có tổng chỉ tiêu là 6.280 nhưng có đến 39.492 số lượng nguyện vọng đăng ký và số đăng ký nguyện vọng 1 là 35.596, nhiều gấp 566,82%.

Báo chí và thông tin có 6.539 chỉ tiêu, số lượng đăng ký là 100.120 và số nguyện vọng 1 là 20.379, cao 311.65%.

Nghệ thuật có 5.147 chỉ tiêu, số lượng đăng ký là 33.393, số nguyện vọng 1 là 10.847, cao hơn 210.74%.

Du lịch khách sạn, dịch vụ cá nhân có 24.036 chỉ tiêu, số lượng đăng ký là 199.166, số nguyện vọng 1 là 48.334, cao hơn 201%.

Khoa học xã hội và hành vi có 2.945 chỉ tiêu, số lượng đăng ký 246.753, số nguyện vọng 1 là 57.500, cao 197.97%.

Nhóm ngành học có thí sinh đăng ký nhiều nhất năm 2021 và dự báo thay đổi điểm chuẩn sau khi có điểm thi - Ảnh 2.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Gia Khiêm

Ngoài ra, trong tổng số nguyện vọng, nhóm ngành Kinh Doanh quản lý tuy chiếm tỉ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất (32,77%) nhưng khi xét nguyện vọng 1 thì nhóm ngành này chỉ chiếm 186,1%, đứng thứ 6 trong những nhóm ngành hút thí sinh nhất. Điều này cho thấy, nhóm ngành này được nhiều thí sinh lựa chọn cho các nguyện vọng tiếp theo, nếu nguyện vọng 1 không đỗ.

Theo Vụ Giáo dục Đại học, nhóm ngành Dịch vụ, Báo chí thông tin đang lên ngôi, An ninh quốc phòng vẫn giữ vững độ hấp dẫn thí sinh. Đáng chú ý, ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên có tỉ lệ nguyện vọng đăng ký ở nhóm cao (Top 9) chứng tỏ việc Chính phủ ban hành và hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, với ưu đãi chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm học phí và sinh hoạt phí, đảm bảo đầu ra sau tốt nghiệp cũng đã mang lại thêm sức hút cho ngành Sư phạm.

Điểm chuẩn năm nay thay đổi thế nào?

Ngày 26/7, Bộ GD-ĐT công phố phổ điểm năm 2021, chia sẻ với PV báo Dân Việt, anh Bùi Ngọc Phúc, đồng tác giả sách "Cùng con bước qua các kỳ thi" cho hay: "Phổ điểm khối B năm nay so với năm ngoái không có nhiều thay đổi, vì vậy nếu điểm chuẩn xét tuyển có tăng không đáng kể. Top các trường được nhiều thí sinh kỳ vọng như Đại học Y Hà Nội sẽ giữ nguyên hoặc tăng không quá cao.

Riêng các ngành khối A cho thấy lợi thế rất lớn của những bạn có chứng chỉ IELTS khi xét tuyển. Bởi vì điểm chuẩn tăng khi quy đổi IELTS những thí sinh này tự tin hơn.

Việc công bố phổ điểm là cơ hội cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng của mình. Riêng phổ điểm môn Tiếng Anh cho thấy khoảng cách giữa nông thôn và thành thị đã bị thu hẹp. Đây là tín hiệu đáng mừng".

Nhóm ngành học có thí sinh đăng ký nhiều nhất năm 2021 và dự báo thay đổi điểm chuẩn sau khi có điểm thi - Ảnh 3.

Thí sinh tra cứu số báo danh tại điểm thi Hà Nội. Ảnh: Phạm Hưng

Liên quan đến phổ điểm năm nay, TS Nguyễn Thành Nam, giảng viên Học viên Kỹ thuật quân sự nhận xét về môn Vật lí: "Số liệu cho thấy nếu tính trên tỉ lệ phần trăm thì kết quả thi Vật lí của các thí sinh năm nay kém hơn năm 2020 tương đối nhiều. Cụ thể là chỉ có khoảng 18% thí sinh đạt điểm từ 8.0 trở lên, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 24% của năm 2020.

Câu hỏi đặt ra là tại sao độ khó của 30 câu hỏi đầu tiên (ứng với mức điểm trung bình 8.25) của đề thi trong hai năm 2020 và 2021 là như nhau, nhưng tỉ lệ phần trăm số thí sinh đạt từ 8 trở lên trong năm nay lại thấp hơn năm ngoái quá nhiều như vậy? Nguyên nhân có thể là do dịch bệnh Covid-19 kéo dài làm ảnh hưởng tiêu cực lên kết quả học tập của học sinh".

Qua so sánh phổ điểm thi và kết quả tổng hợp điểm thi môn Vật lí trong hai năm 2020 và 2021, TS Thành Nam đưa ra so sánh và nhận định: "Tổng số thí sinh đạt điểm từ 7.5 trở lên trong hai năm xấp xỉ bằng nhau (khoảng 114.000 thí sinh). Tổng số thí sinh đạt mức điểm từ 7.5 đến dưới 8.5 năm 2021 cao hơn một chút so với năm ngoái. Và trong quãng điểm từ 8.0 trở lên năm nay cho thấy một sự phân hóa rất mạnh và thấp hơn nhiều so với năm 2020.

Điều đó có nghĩa là các ngành học trong năm 2020 lấy điểm đầu vào khối A trung bình trên 25 sẽ có sự giảm đáng kể trong năm nay, và mức độ tụt giảm điểm chuẩn đầu vào cao nhất có thể đạt tới từ 1.0 đến 1.5 điểm".

TS Nam cho biết, các phán đoán trên dựa trên giả thiết điểm của các môn khối A (Vật lí, Hóa, Sinh) là như nhau. Kết quả thực tế có thể bị sai lệch đi so với phán đoán do sự khác nhau về phổ điểm giữa 3 môn. Đặc biệt là trong các ngành xét tuyển chung kết quả hai khối A và A1, sự tham gia của môn Tiếng Anh sẽ làm điểm chuẩn tăng lên đáng kể so với phán đoán vì phổ điểm môn Tiếng Anh cao hơn rất nhiều so với các môn còn lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem