Bài hát bài hát Szomorú Vasárnap (phiên bản tiếng Anh là Gloomy Sunday - Chủ nhật buồn) đã ra đời trong một chiều buồn cuối năm 1932, bầu trời Paris thật ảm đạm, mưa nặng hạt và lạnh lẽo.
Bài hát là tâm trạng đau khổ của một người thất tình “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, với “đợi chờ không nguôi ngoai” và cuối cùng là “chủ nhật nào, tôi im hơi... đến với tôi thì muộn rồi”.
Sau khi, Szomorú Vasárnap được tung ra thị trường thì những sự việc kỳ lạ cũng bắt đầu xảy đến.
![Những bí mật về 'bài hát tử thần' khiến hàng trăm người tử tự-1 img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2015/images/2015-07-03/1436805720-afdubaihattuthan1.jpg) |
Sau khi, bài hát Szomorú Vasárnap được tung ra thị trường thì những sự việc kỳ lạ cũng bắt đầu từ đó. |
Vụ việc đầu tiên xảy ra tại Budapest, một người đàn ông ngồi trong quán cà phê đông đúc, yêu cầu nhạc công chơi bản Szomorú Vasárnap. Ông vừa nhấm nháp sâm panh, vừa thưởng thức bản nhạc. Bản nhạc chấm dứt, vị khách trả tiền, rời khỏi quán, vẫy một chiếc taxi, nhưng khi vừa bước lên xe, ông ta liền lôi ra một khẩu súng và tự kết liễu cuộc đời bằng một viên đạn.
Vụ việc thứ 2 tại Berlin, một nữ nhân viên bán hàng đã treo cổ tự tử. Bên trong giày của cô là một tờ giấy ghi bản Gloomy Sunday.
Tại New York, một cô thư ký xinh đẹp tự tử bằng khí gas trong căn hộ chung cư của mình. Kiểm tra hiện trường, người ta tìm thấy mẩu giấy nhỏ ghi lại tâm nguyện cuối đời của cô: Mong muốn được chơi bản nhạc Gloomy Sunday trong lễ tang.
![Những bí mật về 'bài hát tử thần' khiến hàng trăm người tử tự-2 img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2015/images/2015-07-03/1436805721-ijlxbaihattuthan2.jpg) |
Phần đầu của bài hát "tử thần" |
Không dừng lại ở 3 vụ việc này. Sau đó, những cái chết lạ lùng liên tiếp xảy ra cho những người nghe, không phân biệt tuổi tác, tầng lớp.
Cụ thể, một người đàn ông 80 tuổi tự kết liễu cuộc đời bằng cú nhảy từ cửa sổ tầng 7 xuống đất trong khi đang nghe bản nhạc này. Một cô bé 14 tuổi nhảy xuống sông tự tử khi trong tay còn đang cầm một bản copy của Gloomy Sunday.
Kỳ lạ hơn, tại Italy, một cậu bé đang đi trên đường bỗng gặp một người đàn ông đang chơi bản nhạc Gloomy Sunday. Cậu dừng lại, dốc sạch tiền trong túi ra cho người ăn xin đó, rồi chẳng nói chẳng rằng đi tới một cây cầu, nhảy xuống sông tự tử.
Không dừng lại ở đó, trong những buổi biểu diễn, các ca sĩ chết trong lúc hát, khán giả đột tử trong lúc nghe Gloomy Sunday.
Báo chí bắt đầu loan tin về hiện tượng này, và liên tiếp các vụ án tương tự xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hungary, Pháp, Mỹ. Bản thân Seress cũng rất kinh ngạc và không tin vào điều đó. Nhưng khi người ta thống kê được hàng trăm vụ tự tử trên khắp thế giới có liên quan đến bài hát của Seress thì ông bắt đầu hoảng sợ thực sự.
Cơn sốt bài hát Chủ nhật buồn lên đến đỉnh điểm vào năm 1936. Bất chấp lệnh cấm, bản copy bài hát được bày bán khắp nơi ngay trên hè phố Paris. Những lời đồn đại làm cho nhiều ban nhạc và ca sĩ không dám hát bài “chết chóc” này. Sau đó, nhạc sĩ Seress đã cố gắng thu hồi bài hát của mình nhưng không thành công.
Không biết có phải do “lời nguyền” bí ẩn từ “Gloomy Sunday”, chính tác giả của nó Rezso Seress cũng đã tìm đến cái chết. Tháng 1/1968, Rezso nhảy khỏi cửa sổ căn hộ của mình ngay sau sinh nhật lần thứ 69 nhưng không chết. Sau đó, tại bệnh viện, người nhạc sĩ bất hạnh đã treo cổ để tìm đến sự giải thoát cuối cùng.
Bí ẩn đằng sau "bài hát tử thần
Chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, xã hội Âu - Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Nạn thất nghiệp gia tăng, cùng với nỗi buồn tang tóc thời hậu chiến đã động mạnh lên tâm lý của dân chúng. Con người rơi vào trạng thái buồn chán, trầm cảm, thất vọng trong cuộc sống không định hướng.
![Những bí mật về 'bài hát tử thần' khiến hàng trăm người tử tự-3 img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/3-2015/images/2015-07-03/1436805722-wcokbaihattuthan3_1.jpg) |
Rezso Seress -nhạc sĩ dương cầm người Hungary.
|
Trong bối cảnh đó, bài hát Chủ nhật buồn "nặng mùi" ảm đạm ra đời, như “giọt nước làm tràn ly”. Cộng hưởng thêm sự thêu dệt của dư luận đã tạo nên "phong trào" tự tử vào thời kỳ đó.
Chính vì vậy, bài hát Chủ nhật buồn của Rezso Seress bị "kết án" là "bài hát tử thần" khi đã lấy đi hàng trăm sinh mạng đang thoi thóp, chán chường với thực tại ủ rũ, khủng hoảng. Cái án này đã khiến lệnh cấm Chủ nhật buồn khắp các nước châu Âu, Mỹ. Sau này, bài hát đã được "minh oan" khi nguyên nhân đã được tìm ra.
(Theo Tạp chí Ngày nay online)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.