Chiến tranh ở Syria và Afghanistan đã tàn phá hàng nghìn ngôi nhà và đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người. Vì thế, hàng ngàn người lớn và trẻ em đã rời bỏ nhà cửa, di cư sang các nước khác để tìm kiếm một cuộc sống an toàn hơn, tạo nên làn sóng khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Trong dòng người tị nạn này có không ít trẻ em, một số còn rất nhỏ, vẫn ôm khư khư gấu bông yêu thích của mình trong ngực, vẫn thoải mái nghịch ngợm cười đùa rất vô tư. Nhưng đôi mắt hồn nhiên trong sáng của các em ít nhiều cũng nhuốm màu ưu tư theo những lo buồn nặng trĩu của bố mẹ.
Dưới đây là một số hình ảnh về trẻ em tị nạn ở châu Âu:
Asal Habibi, 4 tuổi, đến từ Afghanistan, là một trong số hàng trăm người tị nạn trẻ đã bị bắt trong các cuộc khủng hoảng di cư liên tục đến châu Âu. Asal đã phải trải qua một hành trình dài và nhiều nguy hiểm qua Serbia để đến thành phố Röszke, Hungary.
Các em vẫn còn quá nhỏ, vẫn được bố cõng trên vai hoặc ôm khư khư gấu bông yêu thích của mình trong suốt hành trình dài.
Mót được một bắp ngô còn sót lại trên cánh đồng sau khi đã thu hoạch cũng khiến cậu bé Afghanistan này tươi cười hớn hở.
Người lớn và trẻ em phải trốn chui trốn lủi trong những ruộng ngô để tránh bị cảnh sát bắt.
.
Trẻ em Syria chia nhau manh áo che chở khỏi những cơn mưa ở Ásotthalom, Hungary.
Một bà mẹ Afghanistan lấy tay đặt đứa bé vào lòng, lấy tay làm sạch khuôn mặt cho đứa lên sau khi vượt qua biên giới từ Serbia.
Ánh mắt lo lắng hướng lên trời như trông đợi một phép màu.
Một đứa trẻ Syria đã bị thương trong một cuộc tấn công hóa học, đang chờ đợi tại một trạm xe lửa ở Gevgelija, trên biên giới Macedonian-Hy Lạp, cho một chuyến tàu tới biên giới Serbia.
Một cậu bé tranh thủ tắm rửa dưới vòi nước bên ngoài một nhà máy gạch ở Subotica, Serbia.
Giấc ngủ không an lành trên một chiếc xe lửa phía bắc từ Nis đến Belgrade.
Vẻ mặt của cô bé vẫn chưa hết kinh hoàng dù đã được đội bảo vệ biển cứu sau khi chiếc thuyền phao chờ mấy chục người vượt biên của họ bị lật trên biển.
Em bé vẫn say sưa ngủ trong lòng mẹ trong khi mẹ đang ôm em nằm lăn trên đường ray xe lửa, dùng em làm “công cụ” phản đối cảnh sát bắt bố em đi đến trại tị nạn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.