Những con đập đặc biệt tại New Zealand hút du khách

Thứ tư, ngày 04/01/2023 06:46 AM (GMT+7)
Từ tàn tích của một thời kỳ khai thác gỗ, hiện tại nơi đây trở thành điểm hút du khách ở New Zealand.
Bình luận 0

Thung lũng Kauaeranga ở Đảo Bắc của New Zealand từng được bao phủ bởi những khu rừng kauri rộng lớn. Cây Kauri ở New Zealand này không chỉ cao đến 50 mét mà thân cây còn lớn tới mức hàng chục người nắm tay mới có thể ôm được nó. 

Khi những người châu Âu đầu tiên đến New Zealand, họ phát hiện ra rằng những thân cây kauri có thể là nguyên liệu tuyệt vời những cột buồm cho những chiếc thuyền. Kauri nhanh chóng trở thành loại gỗ địa phương ưa thích của thợ mộc và thợ đóng tàu vì gỗ bền, chắc, thẳng và thớ đều. Chúng cũng dễ gia công và đóng đinh.

Ban đầu, những người định cư chặt những cây kauri mọc biệt lập gần biển. Nhưng khi kauri nổi tiếng thì nhu cầu ngày càng tăng lên, các nhóm thợ xẻ hầm lò đã chuyển vào bên trong rừng để xẻ gỗ thành ván cho thị trường địa phương và xuất khẩu. Chuyến hàng gỗ kauri đầu tiên rời New Zealand vào tháng 11/1820. 

Những con đập đặc biệt tại New Zealand - Ảnh 1.

Các con đập được thợ khai thác gỗ tự hoàn thiện. (Ảnh: IT).

Những con đập đặc biệt tại New Zealand

Các khu rừng Kauri thường nằm sâu trong đất liền và không có cách nào dễ dàng để đưa những khúc gỗ khổng lồ ra khỏi địa hình khó khăn để ra biển hoặc tới các xưởng cưa. Một cách để vận chuyển chúng là thả trôi sông suối. Vấn đề là, những khúc gỗ rất lớn, đường kính vài mét và nặng, trong khi những dòng suối nhỏ không đủ nước để xả chúng xuống. 

Vì vậy, những gì những người khai thác gỗ đã xây dựng những con đập bằng gỗ, bắc qua những con suối và dòng sông nhỏ để tăng lượng nước. Sau khi đã thu thập đủ nước, có thể mất một năm hoặc hơn, các cửa sập được nâng lên và những khúc gỗ kauri bị cuốn xuống dòng với một lực cực lớn. Trong một trong những đợt vận chuyển lớn nhất từ trước đến nay vào những năm 1920, khoảng 28.000 khúc gỗ đã được gửi xuôi dòng.

img
img
img
img

Khai thác gỗ, đốt lửa và phát quang để canh tác đã chỉ còn lại 7.000 ha rừng nguyên sinh ngày nay. (Ảnh: IT).

Đôi khi, lượng gỗ và nước dâng cao ồ ạt đã gây ra sự tàn phá to lớn đối với các con suối và khu rừng, nhưng vẫn là giải pháp khai thác gỗ hiệu quả từ địa hình quá khó khăn hơn bất kỳ phương tiện nào khác. Các con đập cũng là những kỳ công kỹ thuật ấn tượng, được xây dựng mà không cần bản vẽ hay tính toán chi tiết, nhưng vẫn có thể chịu được áp lực hàng tấn nước.

Khoảng 3.000 con đập từng tồn tại trên khắp New Zealand, với con đập cuối cùng được xây dựng vào cuối những năm 1930. Khi ngành công nghiệp gỗ suy thoái, dần dần những con đập bị mục nát và biến mất và giờ chỉ còn lại một số ít như tàn tích của ngành công nghiệp hủy diệt này.

Những khu rừng kauri tráng lệ từng bao phủ 1,6 triệu ha nửa phía bắc của Đảo Bắc. Khai thác gỗ, đốt lửa và phát quang để canh tác đã chỉ còn lại 7.000 ha rừng nguyên sinh ngày nay.

Trọng Hà (Amusing Planet)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem