Những điểm nhấn quan trọng trong chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới G20, Việt Nam

Phương Đăng (theo CNN) Thứ hai, ngày 11/09/2023 21:09 PM (GMT+7)
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kết thúc chuyến công du chớp nhoáng tới Ấn Độ và Việt Nam để tham dự một loạt cuộc họp cấp cao. CNN đã điểm lại những điểm nhấn quan trọng trong chuyến đi này của ông chủ Nhà Trắng.
Bình luận 0
Những điểm nhấn quan trọng trong chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới G20, Việt Nam  - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Biden tại Văn phòng Trung ương Đảng. Ảnh TTX VN.

Theo CNN, tại G20 ở New Delhi và trong chuyến thăm chính thức tới Hà Nội, Tổng thống Biden đã sử dụng động thái của mình ở châu Á để chứng tỏ rằng Mỹ là một đối tác đáng tin cậy nhưng nhấn mạnh Mỹ không muốn kiềm chế Trung Quốc.

Mỹ hài lòng với tuyên bố của G20 về Ukraine dù nó nhẹ nhàng hơn mong đợi

Theo CNN, các nhà ngoại giao đã làm việc cật lực để soạn thảo một tuyên bố chung cuối cùng trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 thực sự diễn ra nhưng gặp trở ngại về ngôn ngữ để mô tả cuộc chiến Ukraine. Các quan chức cho biết, họ đã làm việc suốt 300 giờ họp và trải qua 15 bản dự thảo để đi đến thống nhất cuối cùng.

Tuyên bố cuối cùng được cho là phản ánh một quan điểm mềm mỏng hơn nhiều về cuộc chiến Ukraine so với những gì Mỹ và các đồng minh phương Tây thường đề cập. Cụ thể, tuyên bố viết: "Tất cả các quốc gia phải kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực để giành được lãnh thổ” nhưng không trực tiếp nhắc đến Nga. Tài liệu cũng nêu rõ việc sử dụng vũ khí hạt nhân bị phản đối và nhấn mạnh những ảnh hưởng kinh tế của chiến tranh.

Tuyên bố trên đã được Mỹ ca ngợi. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan gọi tuyên bố này là một “cột mốc quan trọng với Ấn Độ" khi nước này đảm nhận vai trò chủ trì Hội nghị G20 và chứng minh rằng G20 có thể cùng nhau giải quyết một loạt vấn đề cấp bách.

“Tuyên bố của G20 bao gồm một loạt các đoạn văn liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine. Và theo quan điểm của chúng tôi, họ đã làm rất tốt việc ủng hộ nguyên tắc các quốc gia không thể sử dụng vũ lực để giành được lãnh thổ”, ông Sullivan nhấn mạnh. 

Sự vắng mặt của Trung Quốc và Nga tại G20 tạo ra cơ hội cho Mỹ

Các quan chức Nhà Trắng nói rằng Ấn Độ đã "thất vọng” khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham gia hội nghị thượng đỉnh G20, nhưng nhấn mạnh thêm rằng, Mỹ dự định sử dụng cơ hội này để tăng cường quan hệ với các quốc gia dự hội nghị.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chia sẻ cảm xúc tương tự với tuyên bố rằng:" Tôi thất vọng, song sẽ tìm cách gặp ông ấy" khi được hỏi về thông tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đến dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ ngày 9-10/9. Đây là lần đầu tiên Ông Tập bỏ lỡ một Hội nghị G20 kể từ khi nhậm chức vào năm 2012.  

Phó trợ lý tổng thống và điều phối viên của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell đã thừa nhận, có “những cơ hội không thể phủ nhận” đối với Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh G20 nhờ các nhà lãnh đạo tham dự - và không dự hội nghị.

Ông Biden chào mời một lựa chọn khác sáng kiến "Vành đai và Con đường" 

Những điểm nhấn quan trọng trong chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới G20, Việt Nam  - Ảnh 2.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh Getty

Tổng thống Biden kỳ  vọng sử dụng những thông báo mới về các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư mới để thể hiện cam kết của Mỹ với thế giới đang phát triển. Ông tuyên bố triển khai hành lang kinh tế mới sẽ kết nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu. Đây được cho  là một lựa chọn hợp tác khác so với sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. 

Các kế hoạch này có khả năng biến đổi thương mại toàn cầu và trực tiếp thách thức Sáng kiến đầu tư rộng lớn ở nước ngoài của Trung Quốc, được gọi là Vành đai và Con đường. Sáng kiến nay vốn đã rót hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài mỗi năm.  

Ông Biden nhấn mạnh hành lang kinh tế mới không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn "tạo việc làm, tăng cường thương mại, tăng cường chuỗi cung ứng, tăng cường kết nối, đặt nền móng để tăng cường thương mại và an ninh lương thực cho người dân ở nhiều quốc gia”.

“Đây là một cuộc chơi sẽ thay đổi hoạt động đầu tư trong khu vực", Tổng thống Mỹ tuyên bố.

Tổng thống Biden củng cố quan hệ với Việt Nam  

Chuyến thăm Việt Nam của ông Biden là nỗ lực mới nhất của ông nhằm củng cố quan hệ với Việt Nam. 

Các quan chức Mỹ quen thuộc với vấn đề tiết lộ, trang mới nhất trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ sẽ đến từ việc thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với Việt Nam, đưa Mỹ ngang hàng với các đối tác cấp cao nhất của Việt Nam, bao gồm Trung Quốc.

Theo CNN, việc nâng cấp mối quan hệ Mỹ-Việt mang ý nghĩa to lớn do lịch sử chiến tranh giữa 2 nước. Hai nước đã đi từ đối thủ trong một cuộc chiến tàn khốc trở thành những đối tác ngày càng thân thiết.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem