Những điều ít biết về loài nhện độc nhất thế giới

Thứ bảy, ngày 22/03/2014 12:45 PM (GMT+7)
Nhện lang thang Brazil được đánh giá là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay. Dưới đây là những điều quan trọng mà bạn cần biết về loài nhện độc nhất trên thế giới này.
Bình luận 0

1. Tên Hy Lạp của nhện lang thang Brazil là Phoneutria có nghĩa là "Kẻ giết người" – sự ám chỉ vết cắn chết người của những con nhện độc.

2. Chúng được gọi là nhện lang thang bởi thói quen săn mồi của chúng. Không giống như nhiều loài nhện khác là sử dụng mạng nhện và đợi để bẫy con mồi, những con nhện lang thang Brazil đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp.

Nhện là loài ăn đêm, do đó, chúng thường tìm chỗ ẩn nấp vào ban ngày. Đây là lý do tại sao chúng lại nguy hiểm như vậy.

img
3. Nhện lang thang Brazil có thể được coi là loài nhện độc nhất , nhưng họ không phải là loài lớn nhất. Phần thân cùa chúng dài khoảng 5 cm và khoảng cách giữa các chân là từ 12-15cm

4. Khi cảm thấy bị đe dọa và muốn tự vệ, nhện lang thang Brazil sẽ giơ hai chân trước lên cao trong tư thế tấn công để đe dọa lại kẻ thù.

5. Nhện lang thang Brazil xuất hiện trong sách kỷ lục Guinness là loài nhện độc nhất trên thế giới.

Sách kỷ lục Guinness cho biết, mặc dù đã có thuốc chữa nọc độc của loài nhện lang thang Brazil này nhưng vẫn có vài trường hợp tử vong xảy ra.

6. Loài nhện này cắn người chỉ là hành động tự vệ, chúng chỉ tấn công khi đang săn mồi hoặc cảm thấy bị đe dọa. Thực tế ghi nhận khá ít vụ nhện lang thang Brazil gây chết người, mà phần lớn là do loài nhện góa phụ đen hay nhện ẩn dật.

Theo thống kê, trong số 7.000 trường hợp chỉ có 10 người chết vì vết cắn của loài nhện lang thang Brazil này. Loài nhện này chỉ tiêm nọc độc trong khoảng 1/3 vết cắn, thậm chí đó chỉ là một lượng nọc khá nhỏ.

7. Nọc độc gây đau đớn và viêm trầm trọng, khiến nạn nhân bị mất kiểm soát cơ bắp và gặp các các vấn đề hô hấp, dẫn đến tê liệt và cuối cùng bị ngạt thở.

8. Vết cắn của nhện có thể gây ra sự cương dương không mong muốn ở nam giới, đôi khi kéo dài tới 4 giờ.

Các nhà khoa học đang hy vọng họ có thể sử dụng nọc độc của loài nhện này trong việc điều chế thuốc rối loạn chức năng cương dương.

Hồng Thu (Theo Mirror) (Hồng Thu (Theo Mirror))
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem