Những ngành, lĩnh vực nào sẽ khởi sắc, bứt phá năm 2025?
Những ngành, lĩnh vực nào sẽ khởi sắc và bứt phá năm 2025?
Nguyễn Tuyền
Thứ sáu, ngày 31/01/2025 10:00 AM (GMT+7)
Năm 2025, nhiều lĩnh vực được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó nổi bật là công nghệ, chuyển đổi số, xuất nhập khẩu, xây dựng, bất động sản và chứng khoán, nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi.
Nhiều công ty chứng khoán trong nước gần đây đã đưa ra nhận định về xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực được coi là tương lai của Việt Nam. Các website việc làm, nhân lực cũng đưa ra dự đoán nhằm thu hút lao động cho các ngành, lĩnh vực xương sống, đặc thù.
Công nghệ, kinh tế số "lên ngôi"
Năm 2025, ngành công nghệ thông tin, trong đó có chuyển đổi số tiếp tục sẽ là ngành có kỳ vọng khởi sắc hàng đầu tại Việt Nam. Xu hướng AI, công nghệ hoá, thông minh hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt sẽ giúp ích cho các ngành công nghệ nhiều đất diễn.
Công nghệ, trí tuệ nhân tạo là ngành, lĩnh vực sẽ lên ngôi cùng xu thế toàn cầu và chiến lược phát triển của Việt Nam
Việc chuyển đổi mạng 5G tại Việt Nam và xu hướng rót vốn, đẩy vốn vào các ngành lĩnh vực như AI, IoT, bán dẫn, điện toán đám mây, big data… sẽ giúp thị phần ngành công nghệ Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Lĩnh vực thứ 2 được dự đoán phát triển mạnh mẽ năm 2025 là xuất nhập khẩu. Năm 2024, hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt gần 800 tỷ USD, xuất siêu gần 25 tỷ USD. Mốc son mới của ngành ngoại thương Việt Nam. Mục tiêu xuất nhập khẩu 1.000 tỷ USD đang cận kề và nhiều khả năng cột mốc này có thể sẽ sớm đạt được trong vài năm tới.
Với xu hướng mở rộng sản xuất, kinh doanh khu vực trong nước, xuất nhập khẩu được dự đoán sẽ có nhiều khởi sắc, bứt phá. Các lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2024 có nhiều thành tựu, bước đệm này sẽ giúp cho năm 2025 và những năm tiếp theo đạt nhiều thành tích tốt hơn.
Mục tiêu xuất nhập khẩu 1.000 tỷ USD có thể sẽ đạt được trong các năm 2025-2027.
Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện thoại, nông lâm sản cũng có thể sẽ bứt tốc năm 2025 khi đà kinh tế thế giới hồi phục trở lại. Việt Nam gia tăng đầu tư trong nước và vốn nước ngoài tăng mạnh trở lại.
Hạ tầng xây dựng vươn xa, bay cao
Với sự tập trung đầu tư trọng điểm từ Đảng và Chính phủ, hàng loạt dự án chiến lược như cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM, cùng các tuyến vành đai 3.5, vành đai 4 đang tạo động lực lớn cho ngành xây dựng và giao thông.
Năm 2024, ngành xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng ước đạt 7,8 - 8,2%, vượt xa kế hoạch 6,4 - 7,3%, đánh dấu mức tăng cao nhất từ năm 2020. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho ngành mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hạ tầng chiến lược, giao thông trọng điểm được tăng cường đầu tư, giúp Việt Nam phát triển.
Với sự phát triển trọng tâm, trọng điểm và nỗ lực khởi động của hàng loạt dự án hạ tầng khắp đất nước sẽ mở ra kỷ nguyên vàng cho ngành xây dựng, giao thông và các ngành kết cấu hạ tầng tại Việt Nam nói chung.
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam sẽ gắn với sự tăng tốc đầu tư hệ thống đường cao tốc, kết cấu hạ tầng cho phát triển, cho xuất nhập khẩu, đó là điều kiện, tiền đề để Việt Nam bứt phá trong năm tới.
Bất động sản vẫn… “đu đỉnh”
Năm 2024, chứng kiến đà tăng phi mã của bất động sản tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Với mục tiêu tăng trưởng phấn đấu từ 7%, - 7,5%, ngành kinh doanh bất động sản năm 2025 hứa hẹn sẽ bước vào thời kỳ phát triển mạnh, với đa dạng phân khúc.
Trước tiên là bất động sản khu công nghiệp là ngành hưởng lợi do đầu tư vốn nước ngoài vào các hạng mục công nghệ cao, dịch chuyển chuỗi cung ứng ở Việt Nam.
Các dự án bất động sản lớn, quy mô khu vực được triển khai đồng loạt. Năm 2025 dự đoán sẽ có bứt phát về bất động sản khu công nghiệp.
Ngoài ra, các công trình hạ tầng trọng điểm được đồng loạt khởi công, hoàn thành năm 2025-2026, giúp thu hút các dự án đầu tư công nghiệp lớn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, xu hướng hình thành các khu đô thị tập trung, phân khu lớn sẽ giúp giá bất động sản nhiều nơi nóng trở lại, đặc biệt những địa phương còn dư địa phát triển, có cơ hội bứt phá.
Mục tiêu tham vọng tăng trưởng đến 8% sau năm 2025 và tăng trưởng hai con số, chính sách tài khóa sẽ được nới lỏng, đồng thời chính sách tiền tệ được đẩy mạnh, luồng vốn đầu tư dự án hạ tầng bất động sản công nghiệp đã được triển khai từ sớm….
Rõ ràng năm 2025, đây sẽ là lĩnh vực tăng tốc, bứt phá sau thời gian dài đình trệ.
Chứng khoán hồi phục, bứt phá
Kênh huy động vốn cho kinh tế Việt Nam vốn đình trệ sau hàng loạt biến cố trong 5 năm qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu hút vốn cho phát triển, cho doanh nghiệp.
Chứng khoán được dự đoán hồi sinh thần tốc, trở lại với kênh huy động vốn dài hạn, chiến lược cho nền kinh tế.
Năm 2025, với mục tiêu phát triển mạnh kênh huy động vốn xã hội hoá, lĩnh vực chứng khoán được tái cấu trúc, ổn định trở lại, thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được đẩy mạnh… điều này là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc trong năm 2025.
Một điều kiện nữa là thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng trong năm 2025. Theo giới chuyên gia, các nhà đầu chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là ngành hưởng lợi lớn nhất nếu TTCK Việt Nam kịp nâng hạng trong quý III năm 2025.
Mốc 1.400 điểm là mục tiêu của chỉ số VN-Index của Việt Nam trong năm 2025, nhiều dự báo các chỉ số chứng khoán của sàn chứng khoán Việt Nam năm 2025 có thể tăng hai con số.
Mức điểm 1.266 lên 1.500 điểm là cột mốc không quá khó khăn đối với chứng khoán Việt Nam. Xu hướng tăng trưởng dài hạn của thị trường vốn của Việt Nam trong năm 2025 có thể sẽ là chất xúc tác thu hút thêm lượng vốn vào Việt Nam thông qua trái phiếu, đầu tư vốn mua cổ phần….
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam sẽ giúp cho lĩnh vực chứng khoán là kênh hấp dẫn, thu hồi vốn manh mẽ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.