Những ngày đầu của lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Thứ ba, ngày 22/08/2017 08:30 AM (GMT+7)
Những lính Mỹ đầu tiên tham chiến ở Việt Nam là vào năm 1965 và kết thúc vào năm 1975, và cũng chừng đó thời gian họ luôn phải sống trong sợ hãi.
Bình luận 0

img

Đến tận năm 1964 tức sau gần 10 năm Chiến tranh Việt Nam diễn ra, người Mỹ vẫn chỉ giới hạn các hoạt động quân sự của mình ở mức cố vấn và hổ trợ hỏa lực trên chiến trường Việt Nam. Nhưng mọi chuyện dần thay đổi vào năm 1965 khi họ buộc phải trực tiếp tham chiến, đưa cuộc chiến sang giai đoạn Chiến tranh Cục bộ. Nguồn ảnh: The Atlantic.

img

Như một điều tất yếu, ngày 8.3.1965, các đơn vị thủy lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng, đưa cuộc chiến sang một trang mới. Trong ảnh là một sĩ quan Mỹ nói chuyện với một nhóm người dân tộc trong một ấp tập trung ở miền trung Việt Nam trong năm 1962, lúc này người Mỹ vẫn chỉ tham gia ở mức cố vấn quân sự. The Atlantic.

img

Trước đó lính Mỹ chỉ thường hành quân theo các đơn vị tác chiến của quân đội ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam, với vai trò chỉ đạo hành quân và tác chiến.Tuy nhiên, sự có mặt của các "ông thầy" Mỹ cũng không thể giúp được quân đội ngụy dành được bất cứ một chiến thắng mang tính chiến lược nào.The Atlantic.

img

Và thứ duy nhất họ có thể làm là sử dụng tối đa sức mạnh hỏa lực từ các loại vũ khí mà mình có để đối đầu với quân và dân miền nam. Trong ảnh là một quả bom Nalpam được Mỹ thả xuống ngoại ô thành phố Huế, gần sông Hương trong đầu năm 1963. The Atlantic.

img

Ngay cả khi được hổ trợ bằng các loại phương tiện quân sự bậc nhất thời đó, Mỹ và đồng minh của mình luôn phải chật vật trong mỗi đợt hành quân tìm và diệt. Hình ảnh một đơn vị không vận Mỹ hổ trợ quân đội ngụy triển khai quân tại Long An vào tháng 12.1964. The Atlantic.

img

Ở phía bên kia chiến tuyến, trên nước Mỹ, không phải người dân Mỹ nào cũng ủng hộ việc đất nước mình tham gia một cuộc chiến tranh vô nghĩa như Chiến tranh Việt Nam. The Atlantic.

img

Những ngày tháng đen tối nhất của lính Mỹ chính thức diễn ra trong năm1965 khi họ buộc phải tham chiến tại Việt Nam. Hình ảnh một y tá Mỹ cố gắng an ủi một lính Mỹ bị thương tại một bệnh viện dã chiến ở Nha Trang vào tháng 2.1965. The Atlantic.

img

Con số lính Mỹ thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam sau năm 1965 cũng tăng lên chóng mặt khi họ phải trực tiếp đối đầu với các đơn vị giải phóng quân của ta. Hình ảnh những chiếc quan tài bằng nhôm này là điều mà không lính Mỹ nào muốn nhìn thấy trong suốt thời gian tham chiến tại Việt Nam. The Atlantic.

img

Phi đội máy bay C-123 rải thảm chất diệt cỏ lên một khu rừng bị nghi là nơi đóng quân của quân giải phóng trong tháng 9.1965. Người Mỹ gần như đã thử mọi cách để họ có thể chiến thắng cuộc chiến này nhưng thứ họ nhận lại được chỉ là một con số không. The Atlantic.

img

Để đối đầu với chiến tranh du kích, họ thậm chí còn sử dụng cả máy bay ném bom chiến lược B-52. Hình ảnh B-52 ném bom rải thảm phía tây bắc Sài Gòn gần Tây Ninh vào ngày 2.11.1965. The Atlantic.

img

Ảnh chớp từ pháo sáng, soi sáng một khoảng cánh đồng nơi chất đầy xác lính Mỹ thiệt mạng trong một chiến dịch hành quân vào ngày 18.11.1965. The Atlantic.

img

Một lính thủy đánh bộ Mỹ cố gắng cho đồng đội mình uống nước sau khi trúng đạn, bức ảnh được chụp vào tháng 7.1966 trong Chiến dịch Hastings. The Atlantic.

img

Hình ảnh lính Mỹ cùng khẩu súng máy M60 của mình tại đồi 484 vào tháng 10.1966. The Atlantic.

img

Một chiếc CH-46 Sea Knight của Mỹ bị bắn bốc cháy khi cố gắng hạ cánh xuống đất trong Chiến dịch Hastings vào ngày 15.7.1966. The Atlantic.

img

Và với những gì diễn ra trên chiến trường, người dân Mỹ ngày càng căm ghét cuộc chiến phi nghĩa ở Việt Nam. Hình ảnh quân cảnh và cảnh sát Mỹ đàn áp người dân Mỹ biểu tình chống chiến tranh tại một trung tâm mua sắm gần Lầu Năm Góc tại Washington vào ngày 21.10.1967. The Atlantic.

Trà Khánh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem