1. Pharaoh Tutankhamun và những bí ẩn mở ra
Vào một buổi sáng cách đây 90 năm về trước, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter cùng với huân tước Carnarvon đã mở dấu niêm phong một hầm mộ được cho là còn nguyên vẹn nhất đó chính là lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun. Ngoài xác ướp của Pharaoh thì các nhà khảo cổ còn tìm thấy hơn 5000 món đồ bằng vàng ròng quý giá cùng với những châu báu khác được chôn chung với nhau.
Tutankhamun là vị Pharaoh trẻ và nối tiếng trong lịch sử Ai Cập với chỉ hơn 10 năm trị vì, nhưng đáng tiếc ông băng hà khi tuổi đời còn quá trẻ (19 tuổi). Cũng từ đây, nhiều câu chuyện được người đời thêu dệt nên và lưu truyền vào cả sử sách, mở ra những bí ẩn xung quoanh vị vua này.
2. Lời nguyền chết chóc chỉ là trò gạc người
Nhờ vào sự giúp sức của lãnh chúa George Herbert - một người có niềm đam mê to lớn đối với lịch sử Ai Cập, nhà khảo cổ Carter đã có thể phát hiện và mở niêm phong hầm mộ của vua Tutankhamun. Ông đã tìm thấy nhiều những lời giải cho ẩn số khoa học về Ai Cập tại đây, một trong số đó là sự thật về lời nguyền chết chóc.
Theo lời kể của huân tước Carnavon - người cùng tham gia chuyến khảo cổ với Howard Carter thì : "Cái chết sẽ nhanh chóng đến với ngươi nếu kẻ nào dám xâm phạm sự thanh bình của nhà vua..." là những gì họ đọc được trong lăng mộ của nhà vua.
Sau đó hàng loạt những cái chết đã xảy ra bao gồm: Lãnh chúa George Herbert chết do nhiễm trùng máu vì bị muỗi đốt, huân tước Carnavon qua đời bất ngờ không rõ nguyên do, cả một tỷ phú Mỹ người đã từng vào thăm quan hầm mộ và cô hộ lý của ông cũng chết ngay sau đó, cả nhà khảo cổ Arthur Meis và vợ ông là bà Almina cũng chịu chung số phận. Hay nói đơn giản hơn, bất cứ ai có liên quan đến cuộc khảo cổ hay những người trong cuộc khảo cổ hầm mộ Pharaoh Tutankhamun đều chết ngay sau đó. Điều này càng khiến dư luận tin vào sức mạnh của lời nguyền chết chóc đã ứng nghiệm.
Tuy nhiên, cuối cùng khi cơ quan chức năng vào cuộc thì phát hiện ra dòng chữ mang lời nguyền kia chỉ là trò "sáng tạo" của báo chí nhằm thu hút sự quan tâm của người dân. Lời nguyền chết chóc của Tutankhamun cũng không hề tồn tại mà chỉ là hành động và âm mưu của những kẻ cuồng tín điên rồ.
Qua điều tra thì đây là hành động của một kẻ cuồng tín mang tên Aleister Crowley - một kẻ tôn thờ quỷ Sa-tăng. Hắn chính là hung thủ gây ra cái chết của những người trên và còn âm mưu tiếp tục gây án với những người còn lại trong đoàn khảo cổ nhằm khiến người ta tin rằng lời nguyền của vua Ai Cập là có thật. Theo nhà sử học Benyon thì chính vì niềm tin to lớn của mọi người vào lời nguyền mà tội ác của Crowley mới được che đậy lâu đến như thế.
3. Cái chết của vua Tutankhamun trong lịch sử có thể chỉ là một tai nạn
Lịch sử ghi lại vị vua băng hà nhiều nguyên cơ có thể là do bị ám sát. Mãi đên năm 2005, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận từ thi hài nguyên vẹn của nhà vua rằng ông đã bị gãy chân và vết thương đã nhiễm trùng rất nặng do không được sử lí hay vệ sinh triệt để trong một chuyến đi săn. Thêm vào đó, xét nghiệm ADN năm 2010 cũng cho thấy Tutankhamun mắc bệnh sốt rét nặng. Ngoài ra có cả giải thuyết rằng ông bị một con hà mã lớn tấn công dẫn đến tử vong.
4. Vua Tutankhamun thay đổi lại những trật tự của vua cha
Không có biến cố lớn nào xảy ra dưới thời Tutakhamun cai trị nhưng vị vua trẻ này đã tiến hành một cuộc cải cách mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử. Cha ông là vua Akhenaten hay còn gọi là thần Aten - vị thần vô cùng vĩ đại của Ai Cập được dân chúng tôn sùng nhất, ông đã chuyển thủ đô của Ai Cập từ Thebes đến vùng đất mới ở Aten.
Tuy nhiên, đến khi Tutakhamun lên ngôi, ông đã cho đảo ngược trật tự tôn giáo cụ thể là khôi phục lại đền thờ thần Amun chứ không thờ vua cha tức thần Aten như trước đây. Ông còn ra lệnh dời thủ đô quay trờ về Thebes vùng đất kinh kì xưa. Đồng thời tự đổi tên mình từ Tutakhaten ( cái tên gắn với thần Aten) thành Tutakhamun (cái tên gắn với thần Amun).
5. Vua Tutakhamun là sản phẩm của mối tình loạn luân
Nghiên cứu về ADN năm 2010 cũng cho thấy rằng Tutakhamun là người con của vua Akhenaten và người chị gái. Kết hôn cận huyết vốn là truyền thống của hoàng gia Ai Cập cổ đại với quan niệm dòng máu hoàng gia là dòng máu của các vị thần, chỉ có kết hôn với người trong gia đình mới duy trì được dòng máu thần thánh đó. Bằng chứng là Tutakhamun sau đó cũng kết hôn với một người chị gái là Ankhesenamun.
Theo di truyền học, thì kết hôn cận huyết dễ dẫn đến những dị tật cho thế hệ sau điển hình là hiện tượng hở hàm ếch hay dễ chết yểu. Đơn cử là trong hầm mộ của vị vua trẻ này còn có hai cỗ quan tài nhỏ được xác định là hai người con còn rất bé của Tutakhamun. Ngoài ra qua nghiên cứu di truyền cho thấy vị vua này còn bị hở hàm và quẹo chân do cha mẹ ông đã quan hệ cận huyết và sinh ra ông.
Những phát hiện này đã được công bố trên BBC One của Anh.
Tbc (Ohay)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.