ĐBSCL hiện nay còn bảo tồn những khu rừng ngập nước độc đáo như: Gáo Giồng, Xẻo Quýt, Trà Sư, Tràm Chim, Láng Sen… Đến đây, du khách được hòa mình trong màu xanh bất tận của những cánh rừng tràm, trảng cỏ, ngắm chim cò cũng như tìm hiểu đặc tính sinh sống của chúng.
Rừng tràm Trà Sư (An Giang) là một trong những điểm đến yêu thích của du khách.
Tổng diện tích 845ha, rừng tràm Trà Sư là hệ sinh thái rừng ngập nước đặc dụng của tỉnh An Giang còn rất trẻ, các loại cây khoảng 10-15 năm tuổi, là nơi trú ngụ của các loài chim quý hiếm. Cùng với hệ động vật khá phong phú, Trà Sư còn có nhiều loài rắn, lươn, ếch, cá… trong đó một số loài có giá trị nghiên cứu khoa học cao.
Được xem như một bồn trũng nội địa thuộc vùng trũng rộng lớn Đồng Tháp Mười, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) vẫn còn giữ được những cảnh quan rất hoang sơ, đặc trưng với hình thái địa mạo đa dạng và là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước. Ngày 27-11-2015, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen được công nhận là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam và thứ 2.227 của thế giới.
Hãy cùng chúng tôi khám phá thiên đường màu xanh Trà Sư, Láng Sen qua hình ảnh dưới đây.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có hơn 140 loài chim, với khoảng 20.000 cá thể chim nước trú ngụ, như: sếu đầu đỏ, diệc lửa, diệc xám, giang sen, cò trắng chân xanh…
Đặc trưng hệ sinh thái vùng đất ngập nước Láng Sen là: rừng tràm, ruộng lúa, đồng cỏ ngập nước theo mùa, thảm thực vật thân gỗ, dây leo chịu ngập, bãi lầy ven sông…
Hiện nay, toàn bộ khu vực Láng Sen được khoanh vùng bảo vệ, một số loài sinh vật đã được phục hồi.
Trong đó, Láng Sen nhiều nhất là tràm, các loài sen, súng, năng ngọt, lúa ma, cỏ ống, lục bình, rau dừa...
Trong đó, Láng Sen nhiều nhất là tràm, các loài sen, súng, năng ngọt, lúa ma, cỏ ống, lục bình, rau dừa...
Du khách đi xuồng chậm vào khu rừng, khám phá hệ thực vật ngập nước như lạc vào thiên đường xanh ngát…
Ở rừng tràm Trà Sư, du khách trải nghiệm qua những trảng bèo hoa dâu dày đặc, đẹp như tranh vẽ.
Tiếp cận rất gần với đời sống của các loài chim, đôi khi tưởng chừng “chạm tay” tới chúng
An Hương (Báo Vĩnh Long)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.