Những trường hợp được tặng danh hiệu Anh hùng sau đó "ngã ngựa"

Phạm Hiệp Thứ ba, ngày 17/08/2021 16:23 PM (GMT+7)
Có những cá nhân sau khi nhận danh hiệu cao quý như Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã không "giữ được mình", vướng vào vòng lao lý.
Bình luận 0

Anh hùng lực lượng vũ trang vướng vào lao lý

Trường hợp được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân nhưng sau đó vướng lao lý là cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Phan Văn Vĩnh.

Ông này được xác định là người "bảo kê" cho đường đây đánh bạc nghìn tỷ gây rúng động dư luận. Ông Phan Văn Vĩnh được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2000, khi đó ông này đang giữ cương vị phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.

Ông Vĩnh làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát từ tháng 12/2014 đến khi nghỉ hưu vào tháng 4/2017, mang cấp hàm Trung tướng. Tuy nhiên, ông này bị bắt vào năm 2018 khi "bảo kê" đường dây đánh bạc nghìn tỷ.

Những Anh hùng "ngã ngựa" - Ảnh 2.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh.

Nhà chức trách xác định, ông Phan Văn Vĩnh và 1 cấp dưới ở C50 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm sử dụng Công nghệ cao, Bộ Công an) chống lệnh cấp trên, không báo cáo và không xử lý đường dây đánh bạc do Phan Sào Nam (cựu giám đốc Công ty cổ phần VTC truyền thông trực tuyến), Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch CNC) cầm đầu mà còn tiếp tục xin Bộ Thông tin Truyền thông cấp phép cho thử nghiệm game bài. Nhiều cơ quan chức năng tới CNC xác minh về game đánh bạc trái phép nhưng đều bị ngăn cản.

Năm 2017, vài ngày trước khi về hưu, theo đề nghị của cấp dưới, ông Vĩnh ký vào hợp đồng được tạo dựng để hợp thức hóa "bản ghi nhớ" từ nhiều năm trước với nội dung C50 góp vốn vào CNC chỉ là hình thức.

Từ hành vi sai phạm này, ông Vĩnh đã bị bắt và phải hầu tòa, bị tuyên bản án 9 năm tù.

Thầy thuốc nhân dân bị truy tố

PGS.TS, bác sỹ, thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh là người vừa bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố trong vụ nâng khống giá thiết bị y tế ở Bệnh viện Bạch Mai.

Ông Nguyễn Quốc Anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vào năm 2015. Tuy nhiên, ông đã không "giữ được mình" khi đã liên quan đến sai phạm trong nâng vụ giá thiết bị y tế gây bức xúc dư luận.

Nhà chức trách xác định, trong vụ nâng khống giá thiết bị y tế, xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, cựu Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Quốc Anh đã có chỉ đạo miệng với các cán bộ dưới quyền về những vấn đề liên quan.

Những Anh hùng "ngã ngựa" - Ảnh 3.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vào năm 2015. (Ảnh: BCA)

Vụ án nâng khống giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng.

Kết quả điều tra bước đầu xác định, tổng chi phí mua máy robot Rosa là hơn 10,9 tỉ đồng nhưng đã được đội giá lên 39 tỉ đồng. Giá hệ thống robot bị nâng khống, người bệnh đã phải trả tiền trực tiếp cho sự chênh lệch này.

Những Anh hùng "ngã ngựa" - Ảnh 4.

Cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2004 khi ông này mới 37 tuổi. (Ảnh: Thành An)

Ngay sau khi sự việc được phát hiện, dư luận đã lên án gay gắt hành của vị cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai này.

Ở một diễn biến khác, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung hiện đang bị đề nghị truy tố trong vụ án liên quan đến việc mua, bán, sử dụng chế phẩm Redoxy 3C.

Quá tình công tác, ông Chung từng nhiều năm làm công tác điều tra hình sự, lần lượt giữ các chức vụ Phó phòng, rồi Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội...

Ông Chung được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân khi 37 tuổi (năm 2004) và được phong hàm Thiếu tướng năm 2013, khi mới 46 tuổi.

Sau này ông Chung kinh qua các chức vụ lãnh đạo khác như cuối cùng ở thời điểm bị bắt, ông này giữ cương vị Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Ông Chung hiện đã có 1 tiền án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước". Ngoài vụ án đang bị đề nghị truy tố liên quan đến việc mua sắm Redoxy 3C, ông Chung cũng đang bị đề nghị truy tố ở một vụ án khác.

Sáng nay (17/8), phát biểu khai mạc phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi đề cập tới dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp này, Chủ tịch Quốc hội cho biết: Việc sửa đổi luậtphải khắc phục tính hình thức trong thi đua khen thưởng.

Cần đảm bảo công khai, minh bạch, khắc phục chuyện trong thi đua khen thưởng cũng chạy. Chạy danh hiệu, chạy bằng khen, giấy khen, chạy anh hùng… Thậm chí, có trường hợp vừa phong Anh hùng xong đã phải xử lý.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem