Những ứng dụng khai thác dữ liệu người dùng nhiều nhất trên iPhone

Trần Vy Thứ sáu, ngày 19/03/2021 13:35 PM (GMT+7)
Có một sự thật là hàng trăm ứng dụng được cài đặt nhiều nhất trên iPhone đều đang khai thác tối đa dữ liệu của người dùng mà không bị để ý.
Bình luận 0

Có bao giờ người dùng tự hỏi các ứng dụng iPhone yêu thích sẽ sử dụng hoặc cho đi bao nhiêu dữ liệu cá nhân? Nhờ một nghiên cứu mới, người dùng có thể nhanh chóng phát hiện ra và có thể không ngạc nhiên khi Instagram và Facebook nằm trong số những ứng dụng đầu bảng trong việc khai thác dữ liệu cá nhân người dùng.

Mặt khác, những kẻ xâm phạm dữ liệu "ít" nhất là Microsoft Teams, Netflix, Signal, Telegram, Zoom và Clubhouse ở thời điểm này. Không ai trong số chúng thu thập bất kỳ dữ liệu nào cho mục đích tiếp thị hoặc quảng cáo để cho chính họ hoặc bên thứ ba sử dụng.

img

Dịch vụ lưu trữ đám mây của Thụy Sĩ - pCloud đã tạo ra các danh sách này bằng cách kiểm tra các tiết lộ về Quyền riêng tư của ứng dụng trong App Store mà Apple bắt đầu yêu cầu vào tháng 12/ 2020. Cụ thể, pCloud đã tính số lần một ứng dụng sử dụng dữ liệu cá nhân để quảng cáo hoặc tiếp thị nội bộ hoặc cho quảng cáo của bên thứ ba.

Apple đã liệt kê các loại dữ liệu được ứng dụng tiết lộ thành 14 danh mục: Lịch sử duyệt web, Thông tin liên hệ, Danh bạ, Chẩn đoán, Thông tin tài chính, Sức khỏe và Thể chất, Số nhận dạng, Vị trí, Mua hàng, Lịch sử tìm kiếm, Thông tin nhạy cảm, Dữ liệu sử dụng, Nội dung người dùng và Dữ liệu khác .

Những ứng dụng thu thập nhiều dữ liệu cá nhân nhất

Theo pCloud, ứng dụng Instagram chia sẻ 11 trong số 14 danh mục này, tương đương 79% dữ liệu cá nhân với các bên thứ ba với mục đích bán quảng cáo. Ứng dụng cũng sử dụng 12 trong số 14, tương đương với 86%, cho quảng cáo và tiếp thị của riêng mình.

img

Các ứng dụng chia sẻ dữ liệu người dùng nhiều nhất với các bên thứ ba.

Đối tác ổn định của Instagram, Facebook sử dụng 86% dữ liệu người dùng để quảng cáo và tiếp thị nội bộ, đồng thời đứng ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng chia sẻ dữ liệu người dùng với bên thứ ba với 57% (08/14). Cần lưu ý, các danh mục cụ thể mà pCloud liệt kê không hoàn toàn khớp với những gì chúng ta có thể thấy trong App Store phiên bản Mỹ.

LinkedIn và Uber Eats đứng ở vị trí thứ ba trong số các ứng dụng chia sẻ nhiều dữ liệu cá nhân nhất với các bên thứ ba, đạt 50% mỗi ứng dụng. Xếp sau là Trainline, YouTube và YouTube Music với 43% (06/14).

img

Những ứng dụng khai thác dữ liệu người dùng cho chính ứng dụng đó.

Trong số các ứng dụng sử dụng nhiều dữ liệu cá nhân nhất cho hoạt động tiếp thị của chính ứng dụng đó, vị trí thứ ba thuộc về Klarna và Grubhub với 64% (09/14) mỗi ứng dụng; xếp sau là Uber và Uber Eats, với 57% mỗi hãng.

Ngay cả ứng dụng pCloud cũng không đừng ngoài danh sách. Ứng dụng này sử dụng bốn danh mục dữ liệu cá nhân - mua hàng, thông tin liên hệ, số nhận dạng và dữ liệu sử dụng cho các mục đích riêng.

Bài đăng trên blog pCloud cũng chứa một xếp hạng thứ ba được gọi là "Lượng dữ liệu mà mỗi ứng dụng đang theo dõi tổng thể." Instagram và Facebook cũng đứng đầu, tiếp theo là Uber Eats, Trainline và eBay.

Người dùng nên làm gì lúc này?

Thực tế, không có định nghĩa rõ ràng về các vấn đề riêng tư. Lý do là bởi có những dữ liệu riêng tư ảnh hưởng tới người này nhưng lại không ảnh hưởng tới những người khác.

Ví dụ: Một số người không bận tâm nếu các bên thứ ba nhìn thấy những thứ khác mà họ có thể đã mua trên Instagram, nhưng họ sẽ thấy phiền vì Instagram đã chia sẻ thông tin tài chính, thông tin liên hệ, danh bạ và lịch sử tìm kiếm và duyệt web.

img

Lượng dữ liệu mà mỗi ứng dụng đang theo dõi tổng thể.

Cũng cần lưu ý rằng, các bảng xếp hạng này hoàn toàn dựa trên những gì các nhà phát triển ứng dụng đã chọn để chia sẻ với Apple. Các ứng dụng không tiết lộ đầy đủ thông tin như vậy có thể bị loại khỏi App Store, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả chúng đều trung thực.

Thực tế là, hàng nghìn ứng dụng iPhone bị rò rỉ thông tin cá nhân từ các máy chủ đám mây phía sau. Các chuyên gia cũng không biết được có bao nhiêu bên đang làm việc này vì không giống như Android, Apple không cho phép người dùng tách ra và kiểm tra mã của bất kỳ ứng dụng nào để tìm lỗi hoặc hành vi đáng ngờ.

Điểm mấu chốt là người dùng có thể kiểm soát phần lớn những gì ứng dụng thu thập và chia sẻ về mình. Khi mở một ứng dụng lần đầu tiên, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng cấp một số quyền, người dùng có thể cấp, từ chối hoặc chỉ cấp khi ứng dụng đang được sử dụng. (Lựa chọn thứ ba là tốt nhất.)

Thêm vào đó, người dùng cũng có thể vào ứng dụng Cài đặt (Setting) của iPhone để tinh chỉnh những gì ứng dụng thu thập về mình nhưng quá trình này không rõ ràng như khi mở ứng dụng lần đầu.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem