“Nổi chìm chứng khoán” của một nhà đầu tư F0

Thứ bảy, ngày 18/06/2022 05:55 AM (GMT+7)
Rời quê đi lập nghiệp ở TP.HCM, chàng trai 31 tuổi Nguyễn Mạnh hoàn toàn không biết chút gì về đầu tư hay chứng khoán. Nhưng khi bị mất việc làm do “cơn bão” Covid, nguồn thu cơ bản bị cắt, Mạnh bắt đầu ước vọng kinh doanh ở một chân trời mới: Chứng khoán.
Bình luận 0

Nguyên do để Mạnh có tiềm lực bước vào lĩnh vực mới mẻ này là bởi, sau khi mất việc, phải làm chắp vá, tạm bợ ở nhiều công ty nhỏ lẻ khác nhau, Mạnh được người bố đã rời xa mẹ con anh từ lâu, khi qua đời, ông di chúc lại một khoản tài chính khá lớn.

Từ cuộc sống không một xu dính túi đột ngột lại sở hữu tài sản giá trị lớn, anh đã trằn trọc suy nghĩ. Thứ nhất, anh không muốn phung phí ngay khối tài sản này vào những dự án đầu tư bấp bênh. Ngoài ra, anh muốn xây dựng nên một tài sản lớn, mà tiền nếu để không sẽ mất giá trị do lạm phát.

img

Anh Mạnh (TP. HCM) thành công ngay từ “vị trí” FO với sự hỗ trợ của 24hmoney

Sau nhiều trằn trọc, anh đã quyết tâm vào sàn chứng khoán với mục tiêu ban đầu chỉ là học kỹ năng chơi chứng khoán và cách thị trường vận hành.

Mùa hè năm 2020, khi “cơn bão” Covid quét qua toàn cầu, Mạnh tiếp cận với chứng khoán qua những cuốn sách như: Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị, Ngày đòi nợ...

Sau đó hơn 1 tháng, anh mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam và chính thức trở thành nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán Việt. Anh đã bắt đầu bằng việc trích 1 phần nhỏ trong phần của ông bố tặng để đầu tư với suy nghĩ, nếu mất thì chỉ mất rất ít, nhưng được lại những bài học vỡ lòng về chứng khoán. Coi như là học phí dành cho F0.

Có phương hướng như vậy nên Mạnh vừa đọc sách vừa tranh thủ tìm các báo cáo tài chính và chỉ số tài chính phân tích. Mỗi ngày, anh đọc báo cáo tài chính của 2- 4 công ty để làm quen với các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trong tuần đầu tiên, mã đầu tiên đem lại lợi nhuận cho Mạnh chính là SHB với vùng mua 8.2 và anh quyết định bán nó ở giá 12. Mạnh tâm sự: “Lợi nhuận 46% quá hấp dẫn đúng không ạ. Khi đó, tôi lựa chọn SHB chỉ vì lý do rất đơn giản, các ngân hàng lớn tăng quá, có SHB chưa chạy thôi và một lý do quan trọng nữa là nó phù hợp với túi tiền của tôi khi ấy”.

Thấy ổn, Nguyễn Mạnh đã gia tăng khối lượng giao dịch và chọn DXG vì nghĩ rằng quý III và IV của ngành bất động sản thường thu được lợi nhuận cao. Nhưng sự vùi dập của thị trường đã lạnh lùng đổ xuống vì đu đỉnh ở giá 11.000 đồng/cổ phiếu và bán đáy giá 9.000 đồng/cổ phiếu (tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ 7%), trong khi cổ phiếu này có giá 18.000 đồng/cổ phiếu ngay trước phiên giảm lịch sử ngày 19/1. Trải nghiệm với cổ phiếu này cho đủ mọi cung bậc cảm xúc xót xa của người thua cuộc.

Liên tục tiếp đó, Nguyễn Mạnh đã phải trả cái giá quá đắt: suốt ngày chỉ ngồi đồng với cái laptop, ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán, cuộc sống tằn tiện... nhưng thua lỗ nặng liên tiếp đến mức đi đâu không dám giới thiệu làm nghề gì nên cũng không dám đi ra ngoài. Chốt lại những tháng ngày đầu tiên “vi vu” cùng chứng khoán, lượng vốn của Mạnh chỉ còn khoảng gần 20% so với vốn đầu tư ban đầu. Một nỗi xót xa khôn tả!

Anh nhớ lại: “Thân phận NĐT chứng khoán sao mà tủi! Mà tôi có làm gì xấu đâu? Tôi đầu tư bằng tiền mồ hôi nước mắt của bản thân và của người thân tôi đấy chứ? Thế mà lúc mới tham gia, tôi đã tự huyễn hoặc rằng TTCK là một thị trường bậc cao nên NĐT chắc hẳn cũng được ngẩng cao đầu!”.

Phải nói chân tình rằng, sau thời gian đầu tham gia thị trường, không những thất bại nặng nề mà tới lúc đó, anh không còn chút niềm tin vào thị trường, không biết phải đầu tư như thế nào mới thành công? Anh cay đắng nhận ra mình đã sai khi không quan tâm đến dòng tiền, không lựa chọn được điểm mua vào an toàn hơn.

Tạm ngưng nghỉ sàn, bảng này nọ để dành sự tĩnh trí trở lại. Mạnh dành thời gian để đọc sách nhiều hơn trong 4 tháng sau đó, trang bị các kỹ năng đọc báo cáo tài chính, hiểu các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, đọc chart, đánh giá dòng tiền.

Nhưng càng đọc, càng rối rắm như chim chích lạc vào rừng rậm. Mạnh có nhiều lúc đã chán nản, muốn buông xuôi, rời sàn khi tài sản đã “đội nón ra đi” phần lớn.

Thế rồi trong những ngày buồn đó, app 24h money đến với Nguyễn Mạnh qua một người bạn cũng lâm vào cảnh ngộ tương tự. Anh bạn nháy mắt với nụ cười tươi “Đọc đi, đọc kỹ đi, cậu sẽ tỉnh ra đấy” . Lúc đầu, Mạnh hờ hững đọc, nhưng càng đọc những bài trên app này, anh càng tỉnh lại. Dòng máu chứng khoán của Mạnh lại chảy hừng hực vì những thông tin đầy gợi mở và hấp dẫn trên app 24hmoney. Bởi thông tin trên 24hmoney chuẩn xác, ngắn gọn và rõ ràng, đầy gợi mở.

Mỗi ngày, anh có thể đọc hàng trăm tin, bài với đầy đủ số liệu chi tiết từ lúc mở mắt cho đến hết đêm khuya. Có nghĩa rằng, thông tin từ 24hmoney luôn đồng hành cùng Mạnh.

Chính 24hmoney đã tạo cảm hứng cho Mạnh quyết tâm trở lại đường đua cũ. Từ 24hmoney, anh có thể theo dõi được biến động của chỉ số thị trường, biến động của các mã cổ phiếu. Đặc biệt, có thể xem luôn báo cáo tài chính và phân tích kĩ thuật ngay trên app bằng điện thoại, mọi lúc mọi nơi chứ không cần phải dùng máy tính hay laptop, rất tiện ích, rất phù hợp với nhu cầu.

Đầu tiên, anh lần ngược trở lại “lớp vỡ lòng” khi tham gia game chứng khoán. Bởi đây là phần mềm đầu tư chứng khoán giả lập mô phỏng hoàn toàn theo thực tế diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam và mặc định cho mỗi tài khoản số vốn ban đầu 500 triệu đồng tiền ảo để đầu tư. Ứng dụng giúp cho những người lần đầu tiên muốn tham gia đầu tư chứng khoán được trải nghiệm giống như thực tế để làm quen với thị trường và học cách đầu tư hiệu quả.

Ngoài ra, Mạnh còn thích tính năng theo dõi mã chứng khoán. Thật đơn giản khi chỉ cần nhấn vào tên mã cổ phiếu sẽ được cung cấp đầy đủ ngay trên chiếc điện thoại của mình.

Hơn nữa, có thể tra cứu các thông tin, dữ liệu về hơn 2.000 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, qua đó có thể đánh giá sức khỏe của từng doanh nghiệp.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia trên các bản tin của app 24hmoney, cộng với nhận định tình hình của cá nhân thông qua việc theo dõi diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán, việc ứng phó với covid-19 của Chính phủ Việt Nam và các quốc gia, Nguyễn Mạnh đã lựa chọn những mã cổ phiếu có tiềm năng tốt, ít chịu ảnh hưởng dịch bệnh đang bị thị trường định giá rẻ do tâm lý chung để mua vào dần.

Đây cũng là thời điểm chỉ số Vn-Index đã tăng lên hơn 860 điểm, nhiều mã cổ phiếu đã tăng hơn gấp đôi so với vùng đáy. Những thông tin từ 24hMoney đã giúp Mạnh kiếm được lại dần từ số vốn còn lại.

Cho đến nay, không chỉ lấy lại nguồn vốn ban đầu, Nguyễn Mạnh đã có tài sản dư ra hơn 500 triệu đồng và vẫn đang còn cơ hội lãi tiếp bởi những khuyến nghị, dẫn dắt đầy tỉnh táo và trách nhiệm của 24h Money.

Anh tâm sự “Thực sự là nhờ 24hmoney, tôi đã “sống lại” với đam mê. Tôi sẽ luôn coi 24hmoney là một người bạn tin cậy. Tôi không còn trẻ nữa, nhưng những bài học của 24money dành cho, vẫn luôn là những kiến thức luôn tươi mới nhưng đầy già dặn, nghiêm túc và trí tuệ”.

img

Kho kiến thức khổng lồ về tài chính – chứng khoán trên app 24hMoney được sử dụng hoàn toàn miễn phí

Từ kinh nghiệm bản thân, Mạnh tự rút ra bài học: Bỏ tiền ra mua cổ phiếu là việc cuối cùng, sau rất nhiều thời gian đọc, tìm hiểu và phân tích, nên bạn không cần phải có nhiều tiền ngay từ khi khởi đầu. Tiền là yếu tố cần nhưng không phải là yếu tố đủ. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh với kỹ năng tài chính cá nhân tốt (sống tiết kiệm và quản lý tiền bạc hợp lý) và học về đầu tư càng sớm càng tốt.

Hãy tìm những công ty tốt, chúng sẽ giúp tiền của bạn lớn dần theo thời gian.

“Đặc biệt, rất cần thiết phải tìm cho mình một “người dẫn lối”. Đó là các kênh thông tin chứng khoán uy tín và chất lượng. Chính họ đã bắc một nhịp cầu dẫn bạn đến thành công. Mà app 24h Money sẵn sàng là một kênh đầy đủ uy tín để bạn hoàn toàn tin cậy”, Mạnh khẳng định với một nụ cười tươi rói.

Nhanh tay tải app 24hmoney: TẠI ĐÂY.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem